1. Kiểm soát cân nặng
Nếu bệnh nhân thừa cân, nên khuyên bệnh nhân giảm cân. Có một số bằng chứng cho thấy việc giảm cân làm giảm các triệu chứng của ợ nóng.
Việc Giảm chất béo, đường, rượu trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ rất hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng, để kiểm soát được cân nặng cũng rất cần thiết phải xây dựng những bài tập thể lực hàng ngày như một thói quen.
2. Chế độ ăn uống khoa học
Các bữa ăn nhỏ, thường xuyên thì tốt hơn so với các bữa ăn lớn, vì giảm lượng thức ăn trong dạ dày sẽ làm giảm sự căng dạ dày, giúp ngăn cản sự trào ngược. Sự tháo rỗng dạ dày bị chậm lại khi có một lượng lớn thức ăn trong dạ dày, có thẻ làm trầm trọng các triệu chứng hơn. Đồ ăn giàu chất béo trì hoãn sự tháo rỗng của dạ dày. Tốt nhất nên ăn bữa tối trước khi đi ngủ vài tiếng.
3. Hạn chế tư thế cong, khom người
Cong người, khom/gập, thậm chí ngồi sụp xuống có thể gây ra ợ nóng và nên tránh nếu có thể. Tốt hơn là nên ngồi xổm thay cho khom người xuống. Vì các triệu chứng thường nặng hơn khi bệnh nhân nằm, có bằng chứng cho rằng việc kê cao đầu giường có thể làm giảm cả tiết acid và số lần trào ngược.
Sử dụng thêm gối thường được khuyên dùng nhưng không hiệu quả bằng việc kê cao đầu giường khi ngủ. Nguyên nhân là việc sử dụng thêm gối chỉ nâng cao phần trên của cơ thể và gập người ở phần chỗ thắt lưng, có thể dẫn đến tăng áp lực ở dạ dày.
4. Mặc quần áo thoải mái, dễ chịu
Quần áo chật, siết chặt, đặc biệt là có nịt, có thể là một yếu tố làm tăng nặng bệnh và nên tránh.
5. Hạn chế các chất kích thích
Hút thuốc, rượu, café, sô cô la tác động trực tiếp làm giảm trương lực cơ vòng tâm vị, do đó góp phần tăng triệu chứng. Người dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra lời khuyên giúp bệnh nhân ngừng hút thuốc, cung cấp sản phẩm cai thuốc khi cần. Nếu bệnh nhân biết việc ngừng thuốc lá giúp làm giảm sự khó chịu gây ra bởi chứng ợ nóng, thì bệnh nhân sẽ có thêm động lực để cai thuốc lá.
Bài viết liên quan
Tăng Cường Sức Đề Kháng Cho Hệ Tiêu Hóa: Chìa Khóa Vàng Cho Sức Khỏe Toàn Diện
Đau Dạ Dày Ợ Chua: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Giải Pháp Hiệu Quả
Vi khuẩn Helicobacter Pylori: “Kẻ xâm lược” thầm lặng trong dạ dày của bạn
Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Dạ Dày: Dấu Hiệu Cảnh Báo Và Thời Điểm Cần Gặp Bác Sĩ Ngay
Đau Dạ Dày Ở Người Trẻ: Cảnh Báo Sức Khỏe Đáng Lo Ngại – Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị Hiện Đại
5 Phương Pháp Tự Nhiên Hiệu Quả Giảm Đau Dạ Dày Tại Nhà Không Cần Thuốc
Ngứa vùng kín khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp an toàn cho mẹ bầu
Giải Pháp Toàn Diện Cho Phụ Nữ Bị Khô Hạn
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !