Khi mang thai phụ nữ thường có những biểu hiện khó chịu, mệt mỏi. Các triệu chứng này chỉ thoáng qua trong những tuần đầu nhưng cũng có thể kéo dài hơn và xuất hiện gần thời điểm chuyển dạ. Để hiểu rõ hơn về những triệu chứng thường gặp khi mang thai, hãy theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh nhé !
1. Táo bón
Táo bón có thể xảy ra trong thời kì mang thai do sự ảnh hưởng của sự thay đổi hormone. Những thay đổi này làm giảm tính co bóp của ruột, làm chậm lại sự vận chuyển các sản phẩm bài tiết. Điều này làm cho nhiều chất lỏng đi qua thành ruột, dẫn đến làm khô và cứng phân. Một số phụ nữ đang sử dụng các chế phẩm sắt đường uống để điều trị thiếu máu, điều này có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón. Thai phụ cần cố gắng phòng ngừa vấn đề này bằng cách điều chỉnh chế độ ăn (hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng và đậu) và uống nhiều nước. Nếu táo bón bị trầm trọng hơn do dùng viên nén sắt thì nên thảo luận với bác sĩ gia đình để thay đổi dạng bào chế khác.
2. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể bị làm trầm trọng thêm bởi táo bón, và trong thai kì, sự giãn các cơ trong tĩnh mạch hậu môn có thể dẫn tới giãn và sưng các búi tĩnh mạch (trĩ). Sự giãn các tĩnh mạch ảnh hưởng bởi các hormone thai kì. Giai đoạn cuối thai kì, khi mà đầu đứa bé đẩy xuống xương chậu, áp lực mạnh hơn tác động vào các tĩnh mạch làm trĩ nặng thêm. Trong kiểm soát bệnh trĩ, quan trọng là phải tránh táo bón, tập thể dục thường xuyên để tăng cường tuầnhoàn, tránh ngồi lâu và thảo luận với dược sĩ, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ gia đình về điều trị bằng thuốc thích hợp.
3. Đau lưng
Khi trong thời kì mang thai, dây chằng của lưng dưới và xương chậu trở nên mềm hơn và giãn ra. Dáng người cũng thay đổi dẫn đến cột sống thắt lưng (dưới) cong nhiều về phía trước, gọi là tật ưỡn lưng. Sự thay đổi của dây chằng và tật ưỡn lung có thể dẫn đến chứng đau lưng thấp. Những cách phòng tránh thông thường là tránh nâng các đồ vật nặng, tránh cúi xuống một cách bất tiện và vặn mình , cũng có thể là dùng một tấm nệm tốt. Những sự trợ giúp tốt hơn nữa có thể là vật lý trị liệu sản khoa, chỉnh xương hoặc nắn xương.
4. Viêm bàng quang
Tăng số lần đi tiểu tiện rất thường gặp trong thời kì mang thai. Khi nó có kèm với bất cứ dấu hiệu nào của viêm bàng quang như là tiểu đau, nước tiểu mất màu hoặc có mùi khó chịu, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ gia đình. Khi bị viêm bàng quang ở thời kì mang thai, nhiễm trùng có thể di chuyển từ bàng quang đến thận, gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn. Bạn cần đi khám bác sĩ sớm nếu gặp phải tình trạng này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Đau đầu
Đau đầu là một vấn đề rất thông thường ở phụ nữ trong thời kì mang thai. Tốt hơn hết là phải có một chế độ tập luyện, nghỉ ngơi và thư giãn cân bằng. Đôi khi vẫn có thể sử dụng paracetamol nhưng tốt hơn hết là tránh sử dụng thuốc trong thời kì mang thai. Thỉnh thoảng gặp đau đầu dai dẳng có thể là do tăng huyết áp thai kì. Nếu bạn gặp tình trạng đau đầu kéo dài trên 1 tuần thì cần đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
6. Ợ nóng
Ợ nóng là do sự giãn các cơ thực quản dưới khiến cho acid trào ngược trở lên. Trào ngược acid có thể dẫn đến viêm thực quản và ợ nóng. Nó có thể trầm trọng hơn trong khi mang thai do lực ép từ thai nhi đang phát triển lên dạ dày. Triệu chứng ợ nóng có thể giảm bằng cách gối cao đầu, ăn nhiều bữa nhỏ và không ăn trước khi đi ngủ.
7. Buồn nôn/nôn (ốm nghén)
Buồn nôn và nôn rất phổ biến, đặc biệt là ở thời kì đầu mang thai : buồn nôn gặp ở 70% và nôn gặp ở 65% phụ nữ có thai. Nôn ngừng ở tuần thứ 16 ở 90% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân có thể là sự thay đổi trong nồng độ hormone. Điều quan trọng là phải dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thức dậy vào buổi sáng từ từ, uống nhiều nước, tránh thức ăn và các mùi gây buồn nôn/nôn, và ăn thức ăn nhạt.
8. Tăng dịch tiết âm đạo
Dịch tiết âm đạo xảy ra với hầu hết phụ nữ trong thai kì. Nếu dịch tiết này sạch, trắng, không có mùi thì nó là một phản ứng mang thai thông thường. Tuy nhiên nếu mà nó có mùi khó chịu, có màu hoặc đi kèm với một số triệu chứng như đau nhức hoặc khó chịu thì cần phải hỏi nữ hộ sinh hoặc pbác sỹ gia đình. Nhiễm trùng thường gặp nhất là nấm và được điều trị bằng các azole ngoài da và âm đạo.
Tham khảo sản phẩm dung dịch vệ sinh Intimate Cúc la mã giúp giảm viêm, ngứa cho phụ nữ mang thai.
9. Kích ứng da
Kích ứng da nhẹ thường gặp trong thời kì mang thai. Nó gây ra bởi sự tăng lưu lượng máu đến da và căng da bụng. Mặc quần áo rộng hoặc sử dụng một loại kem mềm da hoặc dưỡng ẩm sẽ có ích. Nếu ngứa rất trầm trọng thì có thể do một nguyên nhân nghiêm trọng là ứ mật sản khoa. Tình trạng này có thể đi kèm với vàng da và sẽ gây hại cho thai nhi. Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu tình trạng kích ứng nặng hoặc kéo dài trên 1 tuần.
Bài viết liên quan
Các bước skincare cho tuổi dậy thì đúng chuẩn
Sữa rửa mặt dành cho tuổi dậy thì được yêu thích nhất hiện nay
SỮA RỬA MẶT CHO DA DẦU MỤN TUỔI DẬY THÌ: BÍ MẬT CHO LÀN DA SẠCH KHOẺ
VỆ SINH VÙNG KÍN SAU SINH THƯỜNG: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHO MẸ BỈM SỮA
VỆ SINH VÙNG KÍN SAU MỔ: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT & CHỌN SẢN PHẨM PHÙ HỢP
Tại sao sáng ngủ dậy mặt nhiều dầu?
Cách nhận biết loại da mặt và phương pháp chăm sóc từng loại da
Cách khắc phục da dầu giảm mụn hiệu quả
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !