Bệnh mụn cóc là gì? Cách điều trị bệnh mụn cóc

Loading

Mụn cơm (mụn cóc) gây ra bởi một loại virus và thường gặp ở độ tuổi trẻ đến trường. Khi hệ miễn dịch đủ chống lại virus đó, thương tổn sẽ biến mất. Để hiểu rõ hơn bệnh mụn cóc là gì, các thuốc điều trị bệnh mụn cóc? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh nhé !

I. Bệnh mụn cóc là gì

Mụn cóc là các thương tổn có bề mặt thô ráp và có màu của da (hồng, nâu, trắng). Mụn cơm bàn chân xuất hiện ở các bề mặt chịu lực của cơ thể – lòng bàn chân và gót, chúng có bề ngoài không giống với các mụn cơm ở vị trí khác vì áp lực của cơ thể đã đẩy thương tổn lún vào bên trong, và gây cảm giác đau khi đi lại.

Mụn cơm có hệ thống các mao mạch, và các mao mạch đó có thể bị tắc nghẽn, gây huyết khối, hóa đen hoặc tạo các điểm chảy máu. Sự hiện diện của các mao mạch giúp phân biệt các vết chai với mụn cơm bàn chân: nếu đó là vết chai, sẽ không có các điểm hóa đen mà thay vào đó là lớp keratin trắng. Các mao mạch bị huyết khối, thỉnh thoảng bệnh nhân lại hiểu sai là gốc, rễ của mụn cóc.

Mụn cóc có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, nhưng thường gặp ở trẻ em hơn và độ tuổi hay mắc phải là từ 12 – 16 tuổi. Lý do là vì ở thời gian này, trẻ tiếp xúc với virus ở trường học hay các dụng cụ thể thao. Mụn cóc (mụn cơm) gậy ra bởi virus HPV, có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể.

Lòng bàn tay và mu bàn tay, quanh móng tay là các vị trí thông thường của mụn cóc. Những người có thói quen cắn móng tay, cắt da quanh móng tay thường dễ bị mụn cóc hơn. Bệnh đôi khi xảy ra ở mặt, và các trường hợp này nên tư vấn đến gặp bác sĩ, do các thuốc OTC tác dụng theo cơ chế phá hủy tự nhiên nên có thể làm bệnh nhân sợ không dám điều trị Những vùng da hay bị chấn thương hoặc chà xát có khả năng chịu sự tấn công của virus cao hơn, do da phá hủy tạo điều kiện cho virus xâm nhập. Mụn cóc bàn chân được tìm thấy ở lòng bàn chân và có thể ở dạng đơn độc hoặc tồn tại thành đám.

II. Mụn cóc khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn gặp phải một trong các tình trạng sau đây thì nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Sự thay đổi hình dạng của tổn thương: màu sắc, kích cỡ
  • Chảy máu, ngứa
  • Mụn cơm ở cơ quan sinh dục
  • Mụn cơm ở mặt
  • Bệnh nhân có tổn thương hệ miễn dịch

III. Điều trị bệnh mụn cóc

Đa số mụn cóc sẽ biến mất trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm. Bệnh nhân càng trẻ, thương tổn càng nhanh giới hạn.

Điều trị với các thuốc OTC cần đạt hiệu quả trong vòng 3 tháng, nếu không, bệnh nhân cần được tư vấn đến gặp bác sĩ.

Mục tiêu điều trị là giảm kích thước của tổn thương bằng việc phá hủy da từ từ. Có thể cần phải sử dụng thuốc trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, giải thích điều thời gian điều trị với là rất quan trọng để bệnh nhân tuân thủ, đạt được hiệu quả điều trị. Phần da bình thường quanh phần thương tổn nên được bảo vệ trong khi điều trị.

1. Acid salicylic

Acid salicylic có thể xem xét là một sự lựa chọn cho việc điều trị mụn cơm, nó có tác dụng làm mềm và phá hủy da, do đó sẽ loại bỏ phần mô nhiễm virus. Hiện các thuốc có nhiều loại hàm lượng khác nhau dạng keo, base giữ acid salicylic tiếp xúc với mụn cơm lâu hơn.

Một số chế phẩm có chứa thêm acid lactic với mục đích làm tăng hiệu lực của acid salicylic, làm phân giải keratin và có tác dụng kháng vi sinh vật. Có nhiều dạng bào chế như dạng thuốc mỡ, gel, miếng dán có chứa acid salicylic . Thuốc nên tránh cho tiếp xúc lên mắt và không sử dụng ngón tay để bôi thuốc (dùng các dụng cụ y tế thích hợp).

2. Liệu pháp lạnh

Dimetyl ete propan có thể dùng làm lạnh mụn cơm và thuốc có thể sử dụng tại nhà cho người trưởng thành và trẻ em trên 4 tuổi. Có rất ít bằng chứng chứng minh sự khác biệt hiệu quả khi tự sử dụng hay bác chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Không nên sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc phụ nữ có thai. Mụn cơm sẽ suy giảm sau 10 ngày dùng thuốc.

3. Băng keo

Việc sử dụng băng keo dán lên mụn cơm được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và ít sử dụng ở Anh. Dán băng keo lên mụn cơm trong 6 ngày sau đó bóc băng keo ra, ngâm vùng có mụn cóc trong nước ấm 5 phút, rồi chà xát nhẹ nhàng mụn với que có gắn giấy nhám. Làm như vậy trong 8 tuần. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy dùng băng keo và liệu pháp lạnh có tác dụng tương đương.

4. Formaldehyde

Formaldehyde được dùng để trị mụn cơm bàn chân, không thích hợp dùng ở bàn tay do kích ứng da. Ở lòng bàn chân, lớp da dày đã ngăn cản tác dụng này. Hiện có chế phẩm dạng gel, bôi 2 lần/ ngày. Cả formaldehyde và glutaraldehyde đều có các tác động không dự đoán trước được và không được xem là sự lựa chọn hàng đầu để điều trị mụn cơm, mặc dù có thể hữu ích trong những trường hợp đề kháng.

5. Glutaraldehyde

Glutaraldehyde được dùng ở dạng gel hay dung dịch 5% hay 10% để trị mụn cơm.

Không được sử dụng điều trị mụn cơm ở cơ quan sinh dục, dùng được cho mụn cơm bàn chân. Tác dụng của thuốc lên các loại virus rất khác nhau. Nên nhắc bệnh nhân là thuốc có thể làm da biến màu nâu, tuy nhiên tác động này sẽ giảm dần khi ngừng thuốc.

 

Bài viết liên quan

Dược Sĩ

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar

Đăng ký tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !