Nhiệt miệng là tình trạng có thể gặp phổ biến ở nhiều người. Nhiệt miệng có thể xảy ra từ trẻ em tới người lớn và gây ra những phiền toái cho chúng ta trong sinh hoạt hằng ngày. Đa số các trường hợp đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị nhiệt miệng dai dẳng nhiều ngày không khỏi. Khi này thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác nhằm điều trị dứt điểm. Để hiểu rõ về nguyên nhân nào dẫn đến nhiệt miệng, dấu hiệu bị nhiệt miệng, cách điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng hãy theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh nhé.
1. Nhiệt miệng là gì
Nhiệt miệng là những ổ viêm loét nhỏ màu trắng hoặc vàng, viền đỏ trong khoang miệng như môi, má, nướu, lưỡi, lợi. Thông thường các vết loét này sẽ tự lành không để lại sẹo sau khoảng 7-10 ngày. Nếu tình trạng vết loét kéo dài trên 14 ngày thì cần đi khám bác sĩ.
Vết loét của nhiệt miệng không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan trên vùng bệnh (khác với vết loét của virus Herpes gây ra).
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng
Cho đến nay nguyên nhân gây ra nhiệt miệng vẫn chưa được lý giải thoả đáng. Các nhà khoa học chỉ đề cập đến những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng bị nhiệt miệng như sau:
- Đánh răng quá mạnh làm xước, chảy máu vùng miệng
- Va chạm mạnh răng và bề mặt khoang miệng
- Ăn thức ăn cay nóng, đồ ăn dễ gây tổn thương khoang miệng như xương động vật, xương cá
- Thiếu vitamin B9, B12, vitamin PP, C, sắt, kẽm
- Căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài. suy giảm khả năng miễn dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng nhân lên gây viêm loét.
- Thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai,
3. Triệu chứng bị nhiệt miệng
Biểu hiện nhiệt miệng
Ban đầu các đốm trắng xuất hiện trong miệng sẽ lớn dần, mọng nước. Sau vài ngày những đốm trắng này sẽ vỡ ra thành những vết loét gây đau, sưng. Vết loét gây đau rất khó chịu nhất là khi ăn uống, thức ăn chạm vào vết loét.
Nhiệt miệng kéo dài bao lâu
Đa phần các trường hợp đều tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Hiếm khi có trường hợp nào vết loét dai dẳng hoặc viêm cấp gây sốt cao, nổi hạch góc hàm. Nếu tình trạng viêm loét miệng diễn ra quá 14 ngày thì nên đi khám bác sĩ để điều trị dứt điểm
4. Cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà
Nhiệt miệng uống thuốc gì
Như đã phân tích ở trên, đa phần các trường hợp nhiệt miệng đều tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi được kê đơn bởi bác sĩ để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh. Trong giai đoạn này chỉ nên bổ sung các vitamin nhóm B, C để tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc.
Sau đây là một số biện pháp giúp khắc phụ hiệu quả tình trạng nhiệt miệng tại nhà:
Chườm đá lạnh
Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
Hạn chế đồ ăn cay nóng
Tránh các món cay, nóng, nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Sử dụng các thực phẩm thanh mát
Một số dược liệu có tác dụng giảm viêm như chè, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hòe hoa,…
Uống sữa chua
Men vi sinh sống như lactobacillus có mặt trong sữa chua sẽ giúp ích cho việc tiêu diệt khuẩn H.pylori. Do đó hãy ăn 245g sữa chua mỗi ngày để vết nhiệt ở miệng mau lành.
Sử dụng nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Nước súc miệng Trầu Không Baniphar với thành phần chính là tinh chất lá Trầu Không kết hợp với các hoạt chất kháng khuẩn mang lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu các yếu tố gây nhiệt miệng, viêm họng, viêm lợi, viêm nướu, chảy máu chân răng.
5. Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả
- Tránh căng thẳng, làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi phù hợp
- Tập thể dục đều đặn hằng này nâng cao sức khỏe
- Chế độ ăn uống hợp lý, tránh những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, dễ tổn thương, kích ứng niêm mạc khoang miệng
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả để bổ sung vitamin nhóm B, C
- Tập thói quen súc miệng hằng ngày bằng nước súc miệng có tính kháng khuẩn cao
Bài viết liên quan
Bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao ?
Dung dịch vệ sinh cho tuổi dậy thì loại nào tốt?
Cách khắc phục lỗ chân lông to ở mặt
Dung dịch vệ sinh phụ nữ bác sĩ khuyên dùng
Da hỗn hợp thiên dầu nên dùng gì? Cách chọn sản phẩm phù hợp cho da hỗn hợp
Da hỗn hợp là gì? Hướng dẫn chăm da hỗn hợp đúng cách
Da dầu và da nhờn khác nhau như thế nào?
Dùng sữa rửa mặt bao lâu thì hết mụn? Cách chọn sữa rửa mặt hỗ trợ giảm mụn
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !