Curcumin trong điều trị tăng huyết áp

Loading

Trong củ nghệ vàng có chứa một chất chống viêm mạnh được gọi là curcumin. Những chất curcuminoids này là đề tài của nhiều nghiên cứu lâm sàng trong những thập kỷ gần đây. Nhưng liệu rằng curcumin có tốt cho người cao huyết áp và giảm tăng huyết áp hay không? Hãy theo dõi bài viết sau đây nhé !

1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp (High Blood Pressure – Hypertension) được xác định khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90mmHg hoặc đang sử dụng thuốc tăng huyết áp.

Hầu hết những người bị huyết áp cao có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào, ngay cả khi chỉ số huyết áp ở mức cao nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân sẽ tiếp tục bị tổn thương tim và mạch máu của mình mà không hề hay biết. Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” chính vì lý do này.

2. Một số yếu tố nguy cơ  bệnh nhân tăng huyết áp

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng tỉ lệ gặp phải bệnh tăng huyết áp

Tuổi tác

Càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng tăng.

Chủng tộc

Tỉ lệ người tăng huyết áp của người châu Phi hơn các nhóm dân tộc khác.

Tiền sử gia đình

Huyết áp cao có tính di truyền trong gia đình.

Béo phì

Người có cân nặng càng cao thì càng cần nhiều máu để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô trong cơ thể. Khi khối lượng lưu thông máu tăng lên, áp lực lên thành động mạch cũng tăng theo.

Ít hoạt động thể chất

Những người ít hoạt động thường có nhịp tim cao hơn khi nghỉ ngơi. Cơ tim càng phải làm việc khó khăn hơn với mỗi lần co bóp, áp lực trong động mạch càng lớn.

Uống rượu

Uống nhiều rượu có thể gây hại cho tim và có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Sử dụng thuốc lá

Làm tăng huyết áp tạm thời và làm tổn thương thành động mạch khi sử dụng trong thời gian dài.

Chế độ ăn nhiều muối Natri

Tiêu thụ một lượng lớn muối natri có thể gây tích nước, dẫn đến tăng huyết áp.

Chế độ ăn thiếu Kali

Kali cân bằng lượng natri trong tế bào của bạn. Nếu lượng kali thiếu hụt sẽ làm tăng lượng natri tích tụ trong máu dẫn đến tăng huyết áp.

Stress

Căng thẳng lo lắng có thể dẫn đến tăng huyết áp tạm thời.

Một số tình trạng mãn tính

Ngưng thở khi ngủ, bệnh thận, rối loạn tuyến giáp và bệnh tiểu đường đều được biết đến là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp.

Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ gặp phải nguy cơ bị đột quỵ hoặc phát triển bệnh tim. Tăng huyết áp kéo dài thậm chí có thể dẫn đến sa sút trí tuệ, hội chứng chuyển hóa hoặc chứng phình động mạch.

2. Curcumin giúp làm giảm huyết áp

Trong thử nghiệm, nhóm dùng thuốc sử dụng 22,1 mg curcumin ba lần mỗi ngày trong thời gian điều trị 3 tháng. Nghiên cứu được thực hiện ngẫu nhiên và cũng bao gồm một nhóm giả dược.Kết quả chỉ ra rằng huyết áp tâm thu giảm đáng kể ở nhóm dùng curcumin. Trong khi nhóm dùng giả dược không cho thấy bất kỳ tác dụng có ý nghĩa thống kê nào.

Nghiên cứu trên động vật cũng đã chỉ ra khả năng sử dụng nghệ để giảm huyết áp. Một nghiên cứu đã sử dụng chất curcumin trên một nhóm chuột bị tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy curcumin không chỉ cải thiện được huyết áp mà còn làm chậm đáng kể sự khởi phát của đột quỵ.

Tác dụng hạ huyết áp bắt nguồn từ khả năng của curcumin trong việc giảm stress oxy hóa, cải thiện quá trình tái tạo mạch máu và tăng cường sinh khả dụng của oxit nitric (NO). Nói chung, những lợi ích này giúp tăng chức năng nội mô và giảm khả năng phát triển bệnh tăng huyết áp.

Bài viết liên quan

Dược Sĩ

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar

Đăng ký tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !