Đặc tính chống oxy hóa của curcumin từ củ nghệ vàng

Loading

Củ nghệ đã có lịch sử được dùng làm thuốc lâu đời. Màu vàng tươi của củ nghệ một phần lớn là nhờ vào curcuminoid bên trong nó. Curcumin là một hợp chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe và hầu như không có tác dụng phụ bất lợi. Tuy nhiên, Curcumin có phải là chất chống oxy hóa và nó có thể giúp tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch của bạn không?

1. Chất chống oxy hóa và gốc tự do là gì?

Chất chống oxy hóa

Nói một cách dễ hiểu, chất chống oxy hóa là chất “làm chậm” tổn thương tế bào. Trong số các chất chống oxy hóa nổi tiếng nhất là vitamin C và E, có nhiều trong trái cây và rau quả.

Các gốc tự do

Đây là các phân tử không ổn định được hình thành tự nhiên trong cơ thể khi chúng ta tập thể dục, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng hoặc từ môi trường (khói thuốc lá, ô nhiễm, v.v.). Những chất này có thể gây ra stress oxy hóa hoặc “quá trình oxy hóa” trong cơ thể.

Stress oxy hóa

Stress oxy hóa là một quá trình tự nhiên ở tất cả các cơ thể sống. Quá trình này có thể là nguyên nhân gây ra tổn thương tế bào. Mức độ oxy hóa  càng cao thì tổn thương tế bào càng nhiều. Quá trình này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác như Alzheimer , Parkinson, tiểu đường, ung thư,…

Bình thường chất chống oxy hóa và gốc tự do sẽ “cân bằng” với nhau. Chất chống oxy hóa cho thấy khả năng “bẩm sinh” chống lại stress oxy hóa bằng cách tấn công các gốc tự do. Nếu các gốc tự do lấn át chất chống oxy hóa, sẽ có những tác động bất lợi đối với DNA, lipid, protein. Kết quả là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp hoặc viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

2. Đặc tính chống oxy hóa của Curcumin

Ngay ở liều lượng thấp, curcumin đã cho thấy khả năng chống oxy hóa. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kì tiến hành trên 32 con chuột tiếp xúc với tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD). TCDD là một chất độc có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng miễn dịch và thậm chí là ung thư. Kết quả chỉ ra rằng curcumin có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị độc tính do TCDD gây ra.

Một nghiên cứu kiểm tra tác dụng giải độc và chống oxy hóa của Curcumin ở một nhóm chuột tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ cao. Nghiên cứu kết luận rằng curcumin có khả năng chống lại stress oxy hóa do thủy ngân gây ra. Curcumin cũng có thể giảm bớt độc tính của thủy ngân gây ra liên quan đến tổn thương thận và gan.

Sử dụng mô hình thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã kiểm tra khả năng của nghệ trong việc chống lại tổn thương gan do carbon tetrachloride (CCl4) gây ra. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra curcumin cũng có thể đóng vai trò như một giải pháp để bảo vệ gan bằng cách tăng cường khả năng chống oxy hóa trong cơ thể.

Hội chứng rối loạn chuyển hóa chuyển hóa là sự kết hợp của các tình trạng xảy ra cùng nhau, chẳng hạn như huyết áp cao, đường trong máu cao, béo phì và mỡ máu cao. Rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, tiểu đường loại 2 hoặc đột quỵ. Một nghiên cứu đã đánh tác dụng chống oxy hóa và chống viêm của curcumin trên bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa. Kết quả chỉ ra rằng curcumin làm giảm đáng kể tình trạng oxy hóa và viêm ở bệnh nhân.

3. Curcumin có giúp tăng cường hệ miễn dịch không

Curcumin có giúp tăng cường hệ miễn dịch không? Câu trả lời là có. Bổ sung Curcumin có thể giúp giảm hàm lượng gốc tự do trong cơ thể và làm chậm quá trình chết tế bào theo chu kì. Lợi ích này làm cho curcumin trở thành một chất tuyệt vời cho sức khỏe và là một “đồng minh” tiềm năng chống lại các bệnh liên quan đến tuổi tác.

Tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Curcumin nguyên chất

Bài viết liên quan

Dược Sĩ

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar

Đăng ký tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !