Hầu hết mọi người bị đau họng không đi khám bác sĩ- chỉ khoảng 5% là có đi khám bác sĩ và nhiều người sẽ chọn tham khảo ýkiến của dược sĩ. Hầu hết đau họng đến nhà thuốc gây ra bởi nhiễm virus (90%), chỉ 1/10 các trường hợp là do nhiễm vi khuẩn, vì vậy điều trị bằng kháng sinh là không cần thiết trong hầu hết các trường hợp. Hãy theo dõi bài viết của Dược Bắc Ninh để biết được cách điều trị đau họng và khi nào nên đi khám bác sĩ nhé !
I. Các triệu chứng cần ngay lập tức khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ
1. Khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần
Khàn tiếng là do viêm dây thanh ở thanh quản (viêm dây thanh quản). Viêm dây thanh quản thường gây ra bởi một nhiễm trùng virus có thể tự khỏi. Viêm dây thanh quản thường kết hợp đau họng và khàn, giảm âm lượng giọng nói. Kháng sinh không có giá trị và nên đưa ra các tư vấn để giảm triệu chứng bao gồm hạn chế nói. Nhiễm trùng này thường được giải quyết trong vài ngày và thăm khám bác sĩ là không cần thiết.
Khi nhiễm trùng này xảy ra ở trẻ em, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, nó có thể gây ra viêm thanh khí phế quản cấp tính và gây khó khăn trong việc thở và thở rít. Trong tình huống này, thăm khám bác sĩ là cần thiết.
Khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần, đặc biệt là khi nó không liên quan đến một nhiễm trùng cấp tính, thăm khám bác sĩ là cần thiết. Có nhiều nguyên nhân gây nên khàn tiếng kéo dài, một số trong đó là nghiêm trọng. Ví dụ trong ung thư thanh quản, khàn tiếng có thể là triệu chứng sớm duy nhất. Một bác sĩ thường giới thiệu bệnh nhân đến một chuyên gia tai mũi họng để được chuẩn đoán chính xác hơn.
2. Khó nuốt
Khó khăn trong việc nuốt có thể xảy ra trong nhiễm trùng họng nặng. Nó có thể xáy ra khi có một áp xe phát triển trong khu vực amidan (viêm amidan mủ) là một biến chứng của viêm amidan. Điều này thường dẫn đến phải nhập viện, phẫu thuật dẫn lưu từ ổ áp xe có thể cần thiết và có thể dùng được kháng sinh liều cao đường tiêm. Chứng viêm các tuyến bạch cầu (tăng bạch cầu đa nhân do nhiễm trùng) là do virus và gây đau họng, bệnh thường tạo ra sự khó chịu đáng kể và có thể gây ra khó nuốt. Nếu nghi ngờ nguyên nhân này, đến thăm khám bác sĩ là cần thiết để chuẩn đoán chính xác.
Hầu hết đau họng nghiêm trọng sẽ gây khó chịu khi nuốt nhưng không khó khăn thực sự và không cần thiết thăm khám bác sĩ chuyên khoa trừ khi có những lí do khác liên quan. Khó nuốt, khi không liên quan đến đau họng, thăm khám bác sĩ chuyên khoa luôn luôn cần thiết.
3. Biểu hiện tại họng
Thường xuất hiện các đốm trắng, dịch tiết hoặc mủ trên amidan là một dấu hiệu để đến thăm khám bác sĩ hoặc có ý nghĩa trong việc phân biệt giữa nhiễm trùng do virus và do vi khuẩn tuy nhiên điều này không phải luôn như vậy. Thật không may, biểu hiện tại họng có thể như nhau trong cả 2 loại nhiễm trùng và đôi khi họng có thể gần như bình thường không có dịch tiết trong nhiễm khuẩn do liên cầu (Vi khuẩn).
4. Bị nhiễm trùng tái phát
Bệnh tưa miệng (nhiễm nấm Candida)
Một ngoại lệ không thể quên là nhiễm nấm Candida ( bệnh tưa miệng) tạo các mảng trắng. Tuy nhiên, chúng rất hiếm khi chỉ ở họng và thường gặp nhất ở trẻ em hoặc người cao tuổi. Bệnh tưa miệng là bệnh nhiễm trùng bất thường ở người trưởng thành trẻ tuổi và có thể liên quan đến những rối loạn nghiêm trọng hơn làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, ví dụ ung thư máu, HIV và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do sử dụng liệu pháp điều trị ức chế miễn dịch (ví dụ các steroid). Các mảng có thể nhìn thấy trong họng, trên nướu và lưỡi. Khi chúng được lấy ra, bề mặt bị trầy xước và viêm. Nên khuyên bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ nếu nghi ngờ bệnh tưa miệng và họng có đau nhức.
Chứng viêm các tuyến bạch cầu
Chứng viêm các tuyến bạch cầu là nhiễm trùng họng do virus gây ra bởi virus EpsteinBarr. Nó được biết đến là virus có xu hướng làm bệnh nhân suy nhược sau vài tháng và liên quan đến hội chứng mệt mỏi mãn tính. Các bệnh nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ vị thanh niên và người trưởng thành trẻ tuổi, với tỉ lệ mắc cao nhất trong độ tuổi từ 14 đến 21. Nó được biết đến là “Bệnh gây ra do hôn nhau”. Đau họng nặng có thể xảy ra sau 1 hoặc 2 tuần khó chịu chung chung. Họng có thể có viêm đi kèm dịch tiết dạng kem. Có thể có khó nuốt vì họng bị đau. Các tuyến (hạch lympho) ở cổ và vùng nách có thể phì đại và mềm. Chẩn đoán có thể xác định bằng xét nghiệm máu mặc dù kết quả sẽ không dương tính cho đến khi 1 tuần sau khi khởi phát bệnh. Kháng sinh không có giá trị điều trị; thực vậy nếu dùng Ampicillin trong khi nhiễm bênh, ban đỏ dạng sởi có thể xuất hiện trên 80% bệnh nhân. Trong trường hợp này, điều trị nhằm mục tiêu giảm triệu chứng.
II. Điều trị đau họng tại nhà
Bệnh nhân nên khám bác sĩ sau 1 tuần nếu đau họng không được cải thiện.
Hầu hết đau họng đều do virus và tự khỏi, với 90% bệnh nhân sẽ đỡ hơn trong vòng 1 tuần sau khi khởi phát triệu chứng. Dược sĩ có thể cung cấp cho bệnh nhân lựa chọn trong các phương pháp điều trị nhằm làm giảm khó chịu và đau đớn cho đến khi nhiễm trùng giảm xuống. Thuốc giảm đau đường uống là lựa chọn đầu tay. Một tổng quan hệ thống cho thấy rằng các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin và ibuprofen) giảm đau rất hiệu quả trong đau họng. Các viên ngậm và kẹo ngậm có tác dụng làm dịu. Có một số bằng chứng cho rằng Bình xịt benzydamin có tác dụng giảm đau trong đau họng.
1. Thuốc giảm đau đường uống
Paracetamol, aspirin và ibuprofen đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng giảm đau nhanh và hiệu quả trong đau họng. Một tổng quan hệ thống cho biết không có lợi ích khi thêm các thuốc giảm đau khác. B
ệnh nhân có thể được khuyên dùng thuốc giảm đau thường xuyên để duy trì giảm đau. Các viên ngậm flurbiprofen được cấp phép dùng cho đau họng ở người lớn và và trẻ em từ 12 trở lên.
Chúng chứa 8,75 mg flurbiprofen và một viên ngâm được mút hoặc hòa tan trong miệng mỗi 3-6 giờ nếu cần, dùng tối đa 5 viên ngậm. Viên ngậm flurbiprofen có thể được sử dụng đến 3 ngày cho mỗi đợt điều trị.
2. Thuốc chống viêm (Ví dụ benzydamin)
Benzydamin là tác nhân chống viêm hấp thu được qua da và niêm mạc và được chứng minh có hiệu quả giảm đau và chống viêm ở miệng và họng. Các tác dụng không mong muốn thỉnh thoảng được báo cáo bao gồm tê và cảm giác kim châm trong miệng và họng. Bình xịt benzydamin có thể dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên, trong khi các nước súc miệng chỉ có thể được khuyến cáo cho trẻ trên 12 tuổi.
3. Thuốc gây tê tại chỗ
Benzocain và Lidocain có dưới dạng các thuốc xịt họng. Viên ngậm và kẹo ngậm là dạng OTC phổ biến để điều trị đau họng, và nguyên nhân gây ra là virus, việc sử dụng chủ yếu các chế phẩm kháng khuẩn và kháng nấm là để làm dịu và làm ẩm họng. Viên ngậm có chứa Cetylpyridinium chlorid được biết có tác dụng kháng khuẩn.
Viên ngậm gây tê tạo chỗ sẽ làm tê lưỡi và họng và có thể giúp giảm đau nhức. Benzocain có thể gây ra mẩn cảm và các phản ứng tương tự thỉnh thoảng được báo cáo.
Chú ý: Các viên ngậm trong họng có chưa Iod nên tránh sử dụng cho phụ nữ có thai vì chúng có khả năng ảnh hưởng đến tuyến giáp của thai nhi.
Tham khảo sản phẩm Curcumin nguyên chất Baniphar giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn
Bài viết liên quan
Bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao ?
Dung dịch vệ sinh cho tuổi dậy thì loại nào tốt?
Cách khắc phục lỗ chân lông to ở mặt
Dung dịch vệ sinh phụ nữ bác sĩ khuyên dùng
Da hỗn hợp thiên dầu nên dùng gì? Cách chọn sản phẩm phù hợp cho da hỗn hợp
Da hỗn hợp là gì? Hướng dẫn chăm da hỗn hợp đúng cách
Dùng sữa rửa mặt bao lâu thì hết mụn? Cách chọn sữa rửa mặt hỗ trợ giảm mụn
Da dầu nên rửa mặt mấy lần một ngày? Cách rửa mặt đúng chuẩn
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !