Rối loạn lipid máu là một căn bệnh rất thường gặp hiện nay, đặc biệt là đối tượng trung niêng và có chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ. Nó thường không có biểu hiện gì bên ngoài nhưng bên trong lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là xơ vữa động mạch. Curcumin đã được chứng minh có rất nhiều lợi ích sức khỏe và hầu như không có bất kì tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, curcumin có thể làm giảm lipd máu không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh nhé!
1. Mỡ máu – Lipid là gì
Lipid ở người bao gồm 3 nhóm chính:
– Triglycerid (mỡ trung tính): cấu trúc gồm 1 phân tử glycerol và 3 acid béo
– Phospholipid: gồm acid béo gắn với phospho nhờ phản ứng ester hóa
– Cholesterol
Lipid toàn phần trong máu ổn định trong khoảng từ 600 – 800mg/dl. Lipid từ thức ăn rất quan trọng vì cung cấp chủ yếu nhu cầu lipid hàng ngày (trung bình 50 – 60g/ngày đối với người trưởng thành). Nhu cầu lipid phụ thuộc vào tuổi, tính chất lao động và khí hậu…Lipid do thức ăn cung cấp được tiêu hoá và hấp thu chủ yếu tại phần trên của ruột non. Triglycerid được sử dụng như một nguồn năng lượng chủ yếu. Cholesterol, phospholipid chủ yếu tham gia cấu tạo tế bào và một số chức năng khác.
Lipo – protein (LP) là dạng lipid kết hợp với một tỷ lệ cao protein, tạo thành loại phân tử rất lớn có chức năng vận chuyển phospholipid và cholesterol.
Các tuyp lipo-protein
– Chylomycron: không di chuyển khi điện di, tồn tại ngắn hạn
– Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL): (0% là lipid, 50% là triglycerid, protein chỉ chiếm 10%
– Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL): 75% là lipid chủ yếu là cholesterol và phospholipid, rất ít triglycerid
– Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL) Chứa chủ yếu Triglycerid nội sinh và cholesterol
– Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được chia thành HDL2 và HDL3
2. Rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có 1 hay nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng
cholesterol, tăng glycerid (TG), tăng LDL-C, giảm HDL-C…).
3. Hậu quả tăng lipid máu
Nếu lipid máu tăng ngắn hạn thì không gây hậu quả gì nghiêm trọng
Tăng lipid máu kéo dài gây ra một số hậu quả. Ví dụ như: chế độ ăn nhiều mỡ có thể gây béo phì, suy giảm chức năng gan, tăng do huy động có thể gây giảm thể trọng, tăng cholesterol có thể gây xơ vữa động mạch.
Tăng lipid máu làm tăng đông máu
4. Cơ chế gây xơ vữa động mạch
Là sự tích đọng cholesterol dưới lớp áo trong của động mạch ® thành mạch dầy lên gây lắng đọng calci dẫn đến thoái hóa, lóet, sùi tế bào nội mạc (do thiểu dưỡng). Mmô xơ phát triển tại chỗ làm cho nội mạc thành mạch mất sự trơn láng, tạo điều kiện cho tiểu cầu bám vào, khởi động quá trình đông máu, tắc mạch.
Vai trò của HDL và LDL trong vữa xơ thành mạch
HDL: giúp vận chuyển cholesterol từ tổ chức đến các tế bào gan, có tác dụng bảo vệ thành mạch
LDL: giúp vận chuyển cholesterol từ máu đến các mô
Tham khảo sản phẩm Curcumin giúp giảm lượng cholesterol xấu và triglicerid trong máu
Bài viết liên quan
Triệu chứng và các thuốc điều trị bệnh xơ gan
Triệu chứng bệnh viêm gan B? Cách điều trị và phòng tránh?
Thực phẩm tốt cho tim mạch
Nấm âm đạo là gì, cách điều trị nấm âm đạo
Curcumin có phải là thuốc chống trầm cảm tự nhiên không
Dấu hiệu bệnh loét miệng và cách điều trị
Viêm tụy cấp là gì? Triệu chứng viêm tụy cấp, cách dự phòng
3 bệnh da liễu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ cần lưu ý
Pharmacist Hung
Pathology consultant of Baniphar
Sign up for a free consultation
Please leave your information below, Pharmacist Hung of Baniphar will give you medical advice!