Một số bệnh tim mạch thường gặp và cách phòng tránh

Loading

Bệnh Tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Để có một trái tim khỏe mạnh, chúng ta cần biết những yếu tố, nguy cơ gây lên bệnh tim mạch để phòng ngừa và điều chỉnh kịp thời. Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến các cơ quan trong cơ thể làm các cơ quan nội tạng bị phá huỷ hoặc thậm chí gây ra chết người. Nếu bị bệnh tim mạch, tim và não có nguy cơ bị ảnh hưởng cao.

1. Một số bệnh tim mạch thường gặp

Huyết áp cao

Huyết áp cao xuất hiện khi máu được đẩy đi trong mạch máu với áp suất cao. Khi huyết áp lên cao, thành mạch trở nên yếu và có thể gây ra các biến chứng như đột quỵ hay cơn đau tim.

Đột quỵ

Đột quỵ khi một động mạch, cơ quan mang máu và Oxy đến một phần nào đấy của tim bị chặn lại. Không có Oxy, phần cơ này của tim không hoạt động và sẽ có cảm giác đau ở ngực.

Suy tim

Tim khoẻ mạnh sẽ bơm máu đến khắp cơ thể. Một quả tim yếu sẽ không đủ khả năng làm việc bơm máu này một cách hiệu quả. Khi tim không bơm đủ máu, sẽ bị suy tim.

Bệnh động mạch vành

Ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu cho cơ tim. Nếu động mạch bị nghẽn và dòng máu đưa vào tìm bị hạn chế, có thể gây ra cơn đau tim đột qụy, bệnh động mạch vành cũng có thể gây ra cơn đau ngực (chứng đau thắt ngực).

Xơ vữa động mạch

Khi các mạch máu bị tắc bởi sự tích tụ cholesterol, chất béo và can-xi (còn được biết đến như là những mảng bám), đây chính là điều kiện dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Những mảng bám tạo thành trên thành của mạch máu, mạch máu trở nên kém mềm dẻo, và sự lưu thông trong mạch máu cũng kém hơn, làm dòng máu khó chảy qua. Đột quỵ hay cơn đau tim có thể xuất hiện nếu sự tích tụ mảng bám trở nên dày và mạch máu bị tắc nghẽn nên dòng máu không thể chảy qua được.

2. Nguyên nhân gây lên bệnh tim mạch

Hút thuốc

Hút thuốc lá hoặc hút thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên…

Ít hoạt động thể lực

Lười hoạt động thể lực làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…

Thừa cân

Thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Chúng ta cần duy trì cân bằng ở mức hợp lý.

Căng thẳng (stress)

Căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Tăng cholesterol máu

Tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, nó là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Chúng ta cần điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sỹ tim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.

Đái tháo đường

Bệnh lý này là yếu tố có nguy cơ rất mạnh dẫn đến mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên…

Yếu tố gia đình

Một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh lý cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng Brugada có tính chất gia đình.

Tuổi

Nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

3. Một số cách phòng tránh

Tập thể dục thường xuyên

Chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách tập thể dục thường xuyên. Chúng ta nên biết rằng một khi bước vào giai đoạn mãn kinh thì khả năng bị huyết áp và cholesterol sẽ tăng lên rất nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể chúng ta sẽ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch.

Việc tập luyện thể dục thường xuyên sẽ góp phần giảm lượng mỡ trong máu và giúp ổn định hệ tuần hoàn. Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy dành thời gian khoảng 4 lần/tuần để rèn luyện thể lực và 35 phút rèn luyện cơ bắp ít nhất 3 ngày/tuần để có trái tim khỏe mạnh.

Chúng ta cũng nên thường xuyên đi bộ sau bữa tối. Hãy đi cầu thang bộ thay vì thang máy và thang cuốn.

Ăn thực phẩm sạch

Hãy dành sự ưu tiên hàng đầu cho các loại rau như: xà lách, đậu lăng, đậu, đậu nành, các loại hạt và các loại cá, đặc biệt là cá hồi trong chế độ ăn uống của bạn.

Tránh xa thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp, các loại thịt đỏ, đồ chiên rán và những thực phẩm ăn nhanh. Bởi vì trong những loại đồ ăn đó có hàm lượng muối cao hơn rất nhiều và nó không tốt cho tim của chúng ta.

Sử dụng thường xuyên một số thực phẩm chức năng phòng ngừa bệnh tim mạch.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch rất hiệu quả như sản phẩm Curzynat của chúng tôi.

Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.

Ngồi thiền hằng ngày

Trong một công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania ở Philadelphia khám phá ra rằng ngồi thiền có thể giúp cải thiện bệnh suy tim. Do đó, nếu chúng ta muốn có một trái tim khỏe mạnh, một ngày hãy ngồi thiền 2 lần, mỗi lần khoảng 20-30 phút.

Bên cạnh đó chúng ta cũng nên cố gắng giảm thiểu tối đa những dồn nén cảm xúc, căng thẳng trong cuộc sống.

Bài viết liên quan

Pharmacist Hung

Pathology consultant of Baniphar

Sign up for a free consultation

Please leave your information below, Pharmacist Hung of Baniphar will give you medical advice!