Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến liên quan đến phồng rộp và rất dễ lây. Nó có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da qua vết rách da hoặc vết cắn của côn trùng. Chốc lở ít khi gây ra tình trạng nghiêm trọng và thường biến mất mà không cần điều trị trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, đôi khi vẫn xảy ra các biến chứng, do đó bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng sinh đường uống. Qua bài viết này Dược Bắc Ninh sẽ đề cập đến những nguyên nhân gây chốc lở, triệu chứng bệnh chốc lở và cách điều trị và phòng ngừa tại nhà.
1. Nguyên nhân gây chốc lở
Chốc lở xảy ra khi vi khuẩn lây nhiễm trên da trực tiếp hoặc qua vết nứt trên da. Chúng có thể xâm nhập qua vết thương, vết côn trùng cắn hoặc các tổn thương do một bệnh khác (chẳng hạn như bệnh chàm hoặc ghẻ).
Vi khuẩn gây chốc lở phổ biến nhất là Staphylococcus aureus (S. aureus) và Streptococcus pyogenes (S. pyogenes).
2. Một số yếu tố nguy cơ gây chốc lở
Những đối tượng sau đây có nguy cơ bị chốc lở cao hơn người bình thường
- Sống trong mô trường nóng ẩm
- Làm việc trong môi trường dễ bị tổn thương, xây xước da
- Người đã bị ghẻ, chàm
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu
3. Bệnh chốc lở có lây không ?
Chốc lở rất dễ lây khi vết loét và mụn nước xuất hiện. Nhưng bệnh chốc lở không lây trước giai đoạn này. Sau khi một người đã dùng thuốc kháng sinh trong 24-48 giờ, thì tình trạng chốc lở không còn khả năng lây nhiễm sang người khác được nữa
Một người có thể bị chốc lở từ người khác bằng cách:
- Chạm vào một vật dụng mà người bị nhiễm trùng đã sử dụng (chẳng hạn như khăn mặt)
- Tiếp xúc cơ thể với một người bị chốc lở
4. Triệu chứng bệnh chốc lở
Các triệu chứng của bệnh chốc lở thường xuất hiện 2–10 ngày sau khi nhiễm trùng.
Các triệu chứng chính là mụn nước hoặc vết loét vỡ ra và chảy nước trước khi khô lại. Các mụn nước có chứa chất dịch trong suốt hoặc màu vàng, sau đó trở nên đục hoặc sẫm màu. Các mụn nước tồn tại lâu hơn mà không vỡ ra.
Khi vết phồng rộp vỡ ra, nó sẽ để lại vết đỏ với viền vảy xung quanh.
5. Điều trị chốc lở tại nhà
Các cách điều trị chốc lở tại nhà đều hướng tới mục đích: tăng tốc độ khỏi bệnh, cải thiện triệu chứng bên ngoài của da, ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng.
Thuốc kháng sinh tại chỗ bôi ngoài da
Một số thuốc kháng sinh bôi ngoài da thường được sử dụng bao gồm mupirocin (Bactroban) và retapamulin (Altabax).
Trước khi bôi thuốc mỡ, hãy rửa vùng da bị ảnh hưởng bằng nước xà phòng ấm (điều này cho phép các thành phần thẩm thấu hiệu quả hơn). Rửa tay thật sạch sau khi bôi thuốc mỡ.
Thuốc kháng sinh đường uống
Một bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh uống nếu các triệu chứng chốc lở nặng hoặc không đáp ứng với điều trị tại chỗ.
Một đợt kháng sinh thường kéo dài ít nhất 7 ngày. Cần dùng đủ liệu trình kháng sinh kể cả khi các triệu chứng chốc lở đã giảm. Nếu không, các triệu chứng có thể trở lại và vi khuẩn còn kháng thuốc mạnh hơn (như một số chủng tụ cầu vàng S. aureus). Điều này có thể làm cho nhiễm trùng khó điều trị.
6. Phòng ngừa bệnh chốc lở tại nhà
Giữ vệ sinh tốt là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị chốc lở. Các mẹo để ngăn ngừa bệnh chốc lở bao gồm rửa sạch tất cả các vết cắt, vết xước, hoặc vết côn trùng cắn ngay lập tức và giữ chúng sạch sẽ.
Nếu bạn đang bị chốc lở, các mẹo sau có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của nó:
- Rửa các khu vực bị ảnh hưởng bằng xà phòng trung tính và nước sạch. Sau đó che nhẹ vết thương bằng gạc vô trùng
- Hạn chế tối đa việc chạm vào mụn nước hoặc làm mụn nước vỡ lan sang các vùng da lành khác.
- Giữ móng tay ngắn để hạn chế gãi.
- Rửa tay thường xuyên.
- Nghỉ ngơi ở nhà cho đến khi các vết thương khô lại.
Bài viết liên quan
Triệu chứng và các thuốc điều trị bệnh xơ gan
Triệu chứng bệnh viêm gan B? Cách điều trị và phòng tránh?
Thực phẩm tốt cho tim mạch
Nấm âm đạo là gì, cách điều trị nấm âm đạo
Curcumin có phải là thuốc chống trầm cảm tự nhiên không
Dấu hiệu bệnh loét miệng và cách điều trị
Viêm tụy cấp là gì? Triệu chứng viêm tụy cấp, cách dự phòng
3 bệnh da liễu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ cần lưu ý
Pharmacist Hung
Pathology consultant of Baniphar
Sign up for a free consultation
Please leave your information below, Pharmacist Hung of Baniphar will give you medical advice!