Phân biệt viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng

Loading

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi những người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em . Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm

I. Triệu chứng phân biệt viêm loét dạ dày – tá tràng

1. Viêm loét dạ dày:

– Đau bụng trên hoặc vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay dưới ức), ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn.

– Đói đau, no quá cũng đau. Đang đói, đau, ăn nhẹ thì hết đau. Đau tăng khi ăn các thức ăn như: chuối tiêu, dứa, dưa chua,…

– Xuất huyết (nếu có): Phân đen, mịn như cà phê hoặc nôn ra máu đỏ, da xanh tái, tim đập nhanh, vã mồ hôi, giảm huyết áp.

2. Viêm loét hành tá tràng

– Đau vùng thượng vị: Đau dữ dội, đau rát, đau như bị cào, gặm; hoặc đau âm ỉ, bụng đầy hoặc cảm giác cồn cào như đói.

– Cơn đau giảm khi ăn thức ăn. Cơn đau lại đến sau khi ăn 1,5-3 giờ. Cơn đau thường làm bệnh nhân tỉnh dậy ban đêm. Có thể kéo dài vài ngày tới vài tháng. Đau tăng khi ăn thức ăn và nôn là các triệu chứng của loét môn vị.

Viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng

III. Phòng và điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Để điều trị hiệu quả bệnh lý dạ dày tá tràng chúng ta cần phải phối hợp tốt bốn phương pháp sau đây:

1. Chế độ ăn uống

Thức ăn khi vào dạ dày có tác dụng là một dung dịch đệm trung hòa nồng độ dịch vị 30 -60 phút do vậy cần chú ý:

– Nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ

– Không để quá đói hoặc quá no, ăn đúng giờ

– Không ăn bữa cuối cùng trong ngày gần giấc ngủ (nên ăn cách đi ngủ > 3 giờ).

– Ăn thức ăn mềm, dể tiêu, ít mỡ, ít hất kích thích tăng tiết dịch vị.

– Tránh rượu, bia, thuốc lá, caffe, trà và nước có ga và các thuốc ảnh hưởng đến dạ dày.

2. Chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý

– Cắt bỏ các yếu tố stress.

– Tránh làm việc căng thẳng.

– Làm việc, nghĩ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

3. Sử dụng thuốc

Ngày nay có rất nhiều loại thuốc điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh BS sẽ có sự lựa chọn thuốc thích hợp, cần lưu ý là phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của BS.

4. Diệt vi khuẩn Helicobacter pylori

Nếu có bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori thì bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh đúng cách. Phương pháp điều trị bằng kháng sinh này là một sự tiến bộ y khoa vì kháng sinh diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori và hơn 90% viêm loét được điều trị khỏi. Cần nhớ rằng, một điều rất quan trọng là phải điều trị liên tục cho hét thời gian của phác đồ, ngay cả khi bạn cảm thấy bệnh của bạn bắt đầu tốt hơn.

Bài viết liên quan

Pharmacist Hung

Pathology consultant of Baniphar

Sign up for a free consultation

Please leave your information below, Pharmacist Hung of Baniphar will give you medical advice!