Hăm tã là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Loading

Hăm tã là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Nguyên nhân hăm tã có thể do tiếp xúc giữa nước tiểu và phân với da trẻ, sự kích ứng gây ra bởi xà phòng, nước tẩy rửa, chất tạo bọt tắm, da ẩm ướt do không được thay tã thường xuyên và chăm sóc da không hợp lý. Để hiểu rõ hơn hăm tã là gì? Triệu chứng hăm tã như thế thế nào và cách điều trị, hãy theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh nhé!

I. Hăm tã là gì ?

Hăm tã, đôi khi được gọi là viêm da vùng tã, là một vùng phát ban hồng ở vùng mông trẻ. Các khu vực khác của cơ thể không bị ảnh hưởng, trái ngược với viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh, nơi da đầu cũng có thể bị ảnh hưởng (cứt trâu). Ở chứng eczema sơ sinh, các bộ phân khác cũng thường bị ảnh hưởng. Việc điều trị hăm tã ban đầu là giống nhau trong mỗi trường hợp.

II. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra hăm tã

1. Chăm sóc da và vệ sinh không đúng cách

Xưa kia viêm da vùng tã được cho là một bệnh viêm da kích ứng đơn giản do amoniac, là một sản phẩm phân hủy của nước tiểu trong tã lót bẩn. Tuy nhiên, các yếu tố khác đang được biết đến cũng đóng góp một phần. Chúng bao gồm các chất kích ứng trong phân và nướctiểu, phản ứng nhạy cảm với xà phòng và chất tẩy rửa và khử trùng còn lại trong tã tái sử dụng sau khi giặt không sạch và phản ứng nhạy cảm với các thành phần trong một số chế phẩm dùng tại chỗ, ví dụ, trong khăn lau em bé. Các yếu tố chính được cho là ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hăm tã là da bị ướt liên tục và tái ngấm khi da tiếp xúc với tã lót bẩn. Da bị thấm ướt làm tăng khả năng xâm nhập của các chất kích thích qua da và gây tổn thương da. Mặc quần làm bằng chất dẻo kín làm trầm trọng thêm tình trạng này. Cần thiết phải thường xuyên thay tã và vệ sinh.

2. Dị ứng thuốc

Việc lựa chọn và tính hiệu quả của bất kỳ chế phẩm nào sử dụng cho tình trạng hiện tại hoặc bất kỳ tình trạng trước đó, hoặc là kê đơn hoặc OTC, cần được xác định bởi các dược sĩ. Cần xem xét khả năng xuất hiện phản ứng nhạy cảm với một thành phần trong sản phẩm bôi, đặc biệt là nếu hăm tã trở nên nặng hơn.

III. Điều trị hăm tã ở trẻ

Điều trị và phòng ngừa các đợt hăm tã có thể đạt được bằng cách kết hợp điều trị bằng các sản phẩm OTC và tư vấn chăm sóc da khu vực tã.

1. Chế phẩm làm mềm da

Chế phẩm làm mềm da là phương pháp điều trị chính. Việc dùng một chất không thấm nước như dimethicon là hữu ích trên lý thuyết nhưng không có bằng chứng thuyết phục rằng các sản phẩm này có hiệu quả. Lựa chọn sản phẩm đôi khi có thể phụ thuộc vào sở thích của khách hàng và nhiều chế phẩm có hiệu quả như nhau. Hầu hết các dược sĩ sẽ có một sản phẩm yêu thích đặc biệt mà họ thường khuyên. Một số thành phần có trong chế phẩm cho việc điều trị và phòng ngừa hăm tã được mô tả dưới đây.

2. Kẽm, Lanolin

Kẽm có tác dụng làm dịu và Lanolin giữ ẩm cho da. Nó đôi khi có thể gây ra phản ứng nhạy cảm, mặc dù lanolin tinh chế chất lượng cao được sử dụng trong nhiều sản phẩm hiện nay có thể làm giảm vấn đề này.

3. Dầu thầu dầu/dầu gan cá tuyết

Dầu thầu dầu và dầu gan cá tuyết tạo ra một lớp chống thấm nước trên da.

4. Thuốc kháng khuẩn (ví dụ clorhexidin gluconat)

Có tác dụng trong việc giảm số lượng vi khuẩn trên da. Một số chất kháng khuẩn đã được báo cáo rằng gây ra phản ứng nhạy cảm.

5. Thuốc kháng nấm

Nhiễm trùng thứ cấp với Candida phổ biến ở bệnh viêm da vùng tã và các thuốc kháng nấm nhóm azol sẽ có hiệu quả. Các dược sĩ có thể tư vấn dùng miconazol hoặc clotrimazol bôi hai lần mỗi ngày và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu vết hăm không được cải thiện trongvòng 5 ngày. Nếu dùng kem kháng nấm, tiếp tục điều trị cho tới 4 hoặc 5 ngày sau khi các triệu chứng đã hết hoàn toàn. Một loại kem làm mềm hoặc thuốc mỡ vẫn có thể dùng cùng các sản phẩm kháng nấm.

IV. Biện pháp phòng bệnh hăm tã trẻ em tại nhà

1. Tã nên được thay thường xuyên khi cần thiết. Trẻ cho đến 3 tháng tuổi có thể đi tiểu nhiều đến 12 lần một ngày.

2. Nên tháo tã ra bất cứ khi nào có thể để không khí có thể lưu thông vào da, giúp chỗ da bị tổn thương hồi phục và khô ráo. Đặt em bé trên tã bông hoặc khăn bông với một tấm chống thấm nước bên dưới để tránh làm bẩn đồ đạc hoặc giường.

3. Mỗi khi thay tã, nên rửa sạch da bằng nước ấm hoặc sử dụng kem dưỡng da đặc hiệu hoặc khăn lau. Cần chăm sóc da cẩn thận và làm khô hoàn toàn. Việc sử dụng bột talc có thể hữu ích, nhưng bột gây bít da đôi khi có thể gây kích thích hơn nữa. Bột Talc luôn luôn bôi trên da khô và cần được rắc nhẹ trên vùng tã. Việc thường xuyên sử dụng các loại kem làm mềm da hoặc thuốc mỡ, dùng làm da khô sạch, có thể giúp bảo vệ da chống lại các chất kích thích.

Tham khảo sản phẩm Kem chống hăm trẻ em Ziaja Baby cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp dưỡng ẩm & bảo vệ da, đặc biệt là vùng da tiếp xúc với tã bỉm.

Bài viết liên quan

Dược Sĩ

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar

Đăng ký tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !