Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một sự rối loạn mạn tính chức năng ruột mà trong đó cơn đau vùng bụng có liên quan đến tiêu chảy từng đợt, đôi khi liên quan đến táo bón, và cảm giác căng cứng bụng. Theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh để biết được triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích và cách thuốc điều trị.
I. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích có 3 chiệu trứng chính: đau bụng (có thể giảm nhẹ sau đi tiêu), căng cứng bụng/đầy hơi và rối loạn thói quen đi tiêu.
1. Đau bụng
Cơn đau có thể xuất hiện bất kì chỗ nào trong vùng bụng, thường là giữa bụng hoặc bên trái và có thể nghiêm trọng. Khi cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên, nó có thể bị nhầm lẫn với loét dạ dày tá tràng hoặc đau túi mật.
Vị trí đau khác nhau có thể khác nhau giữa từng người, và một người có thể có nhiều vị trí đau khác nhau. Đôi khi, cơn đau đến sau khi ăn và có thể giảm nhẹ sau khi đi tiêu.
2. Đầy hơi, chướng bụng
Cảm giác đầy hơi thường được báo cáo. Đôi khi nó trầm trọng đến nỗi phải nới lỏng quần áo.
3. Rối loạn tiêu hóa
Tiêu chảy và táo bón có thể xuất hiện; đôi khi xen kẽ nhau. Thường thấy đi tiêu nhiều vào buổi sáng. Bệnh nhân cần phải đi tiêu nhiều lần sau khi thức dậy, trong và sau khi ăn sáng. Sau khi đi tiêu có thể có cảm giác phân vẫn còn.
Phân thường được miêu tả là mềm chứ không phải lỏng. Đôi khi phân giống như viên đạn nhỏ hoặc từng cục như phân thỏ, hoặc có dạng bút chì. Có thể xuất hiện nhầy đi kèm, không bao giờ có máu.
4. Các triệu chứng khác
Buồn nôn thương xuất hiện. Nôn ít xuất hiện hơn. Bệnh nhân có thể than phiền về những triệu chứng có vẻ không liên quan như: đau lưng, lơ mơ hoặc mệt mỏi. Triệu chứng đường tiết niệu có thể liên quan đến HCRKT như là tiểu nhiều, tiểu dắt và tiểu đêm. Một số phụ nữ đau khi giao hợp.
II. Điều trị hội chứng ruột kích thích
Bênh nhân có thể đã dùng thuốc kê đơn hoặc OTC để trị bệnh. Bạn cần biết thuốc gì đã được sử dụng và hiệu quả của các thuốc này. Biết những thuốc gì bệnh nhân đang sử dụng cũng rất quan trọng. Ở nhiều bệnh nhân, HCRKT liên quan đến lo âu và trầm cảm, nhưng không chắc rằng đây là nguyên nhân hay kết quả của bệnh.
1. Thuốc chống co thắt
Đây là thuốc chính của nhóm thuốc OTC điều trị HCRKT. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy các thuốc giãn cơ trơn có cải thiện đau bụng. Có thể sử dụng Alverine citrate, peppermint, mebeverine và hyoscine. Thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ trơn của ruột, làm giãn cơ và do đó giảm đau bụng. Bệnh nhân nên theo dõi tiến triển bệnh trong vài ngày nên được yêu cầu quay lại trong vòng 1 tuần để bạn có thể theo dõi tiến triển của bệnh. Nên thử các loại thuốc chống có thắt khác nếu thuốc đầu tiên không hiệu quả. Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra.
Tất cả các thuốc chống có thắt đều chống chỉ định với chứng tắc liệt ruột (vd sau khi phẫu thuật bụng và trong viêm phúc mạc). Lúc này ruột không còn hoạt động và bi tắc. Triệu chứng bao gồm đau nặng, không đi tiêu và có thể nôn thức ăn tiêu hóa môt phần. Cần ngay lập tức chuyển đến chuyên khoa.
Alverine citrate
Alverine citrate,liều 60-120mg (1 hoặc 2 viên nang), 1-3 lần/ ngày. Bệnh nhân uống thuốc với nước và không nhai thuốc. Tác dụng phụ của alverin hiếm gặp, một số triệu chứng như buồn nôn, choáng váng, ngứa ngáy, phát ban và đau đầu thỉnh thoảng được báo cáo. Thuốc không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú hoặc trẻ em.
Dầu bạc hà
Dầu bạc hà được dùng trong nhiều năm như một thuốc hỗ trợ tiêu hóa và có tác động chống co thắt cơ trơn. Sử dụng 1-2 viên nang chứa 0.2 ml dầu/lần, 3 lần một ngày, 15 – 30 phút trước bữa ăn. Thuốc được bào chế bao tan trong ruột, để dầu bạc hà qua được dạ dày và ruột non. Bệnh nhân không được nhai viên thuốc bởi vì nó không chỉ làm cho việc điều trị kém hiểu quả, mà còn gây kích ứng miệng và thực quản.
Thuốc này không nên dùng cho trẻ em. Đôi khi, dầu bạc hà còn gây ợ nóng và tốt nhất nên tránh đối với bệnh nhân đã bị ợ nóng. Hiếm gặp tình trạng dị ứng; phát ban, đau đầu và run cơ đã được báo cáo trong những ca tương tự. Một thử nghiệm lâm sàng gồm 110 người cho thấy sự tiến triển trong cơn đau vùng bụng, căng cứng bụng và đi tiêu nhiều lần.
Mebeverine hydrochloride
Mebeverine hydrochloride liều 135mg, 3 lần 1 ngày. Thuốc nên được dùng 20 phút trước khi ăn. Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi hoặc bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Hyoscine
Hyoscine butylbromide viên nén 10 mg có thể được sử dụng ở người lớn và trẻ nhỏ trên 6 tuổi. Khi bắt đầu điều trị, người lớn nên dùng 1 viên 3 lần mỗi ngày, tăng liều lên 2-4 viên/ngày nếu cần. Tác dụng kháng cholinergic của hyoscine có thể làm tăng tác dụng của các thuốc kháng cholinergic khác.
2. Thuốc khối
Thông thường, bệnh nhân với HCRKT được khuyên ăn thực đơn nhiều chất xơ, và cám thô lúa mì thường được khuyên dùng để tăng lượng chất xơ. Thuốc tạo khối như hạt mã đề chứa nhiều chất xơ có thể giúp bệnh nhân. Có thể cần đến nhiều tuần thử nghiệm để tìm được liều lượng thích hợp từng bệnh nhân. Nhắc bệnh nhân uống nhiều nước để đáp ứng đủ lượng chất xơ thêm vào. Thuốc tạo khối cũng có ở dạng phối hợp với thuốc chống co thắt.
Bằng chứng của lợi ích thì không mạnh lắm, các nghiên cứu chỉ gồm một số lượng nhỏ bệnh nhân. Lợi ích đã được cho thấy ở vỏ hạt mã đề.
3. Thuốc chống tiêu chảy
Bệnh nhân than phiền về tiêu chảy (thường xuyên muốn đi tiêu), nhưng phân thường mềm và có hình dạng chứ không phải phân lỏng. Sử dụng thuốc trị tiêu chảy OTC như loperamid chỉ thích hợp cho một vài trường hợp, điều trị trong thời gian ngắn hạn. Trong 2 nghiên cứu gồm 100 bệnh nhân, loperamid cải thiện tiêu chảy, bao gồm đi tiêu nhiều, nhưng không giảm đau bụng hoặc căng cứng bụng.
4. Chế độ ăn uống
Bệnh nhân với HCRKT nên tuẩn thủ những khuyến cáo cho một chế độ ăn tốt cho sức khỏe (ít béo, ít đường, nhiều xơ).
Thức ăn chứa nhiều chất xơ hòa tan được :
- Yến mạch
- Đại mạch
- Lúa mạch đen
- Trái cây như chuối hoặc táo
- Củ như cà rốt hoặc khoai tây
- Hạt lanh
Thức ăn chứa chất xơ không hòa tan:
- Bánh mì nguyên hạt
- Cám mì
- Ngũ cốc
- Các loại hạt (trừ hạt lanh)
Bệnh nhân có HCRKT kèm theo tiêu chảy thường thấy dễ chịu hơn khi ăn ít chất xơ không hòa tan và khi tránh ăn phần vỏ, lõi xốp và hạt của trái cây và rau củ. Bệnh nhân có HCRKT kèm theo táo bón có thể tăng lượng chất xơ hòa tan và lượng nước uống vào
Cám mì (chứa chất xơ không hòa tan) từng được khuyến cáo rộng rãi nhưng nó có xu hướng lên men trong ruột và có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi và khó chịu và có thể làm triệu chứng nặng thêm.
Một vài bệnh nhân thấy rằng không ăn những thức ăn mà họ biết có thể làm bệnh nặng thêm rất có ích. Chất làm ngọt sorbitol và fructose có thể làmtriệu chứng trầm trọng thêm và chúng thường có trong nhiều loại thức ăn mà bệnh nhân cần kiểm tra thành phần ở siêu thị. Giảm lượng cà phê, sữa và các sản phẩm từ sữa có thể cần thiết. Mặc dù một vài bệnh nhân thấy có lợi từ việc ngừng dùng sữa và các sản phẩm từ sữa, không có bằng chứng nào cũng việc giảm enzyme lactase trong HCRKT. Caffein có trong nhiều loại nước ngọt và họ nên kiểm tra thành phần trước khi uống.
Bài viết liên quan
Bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao ?
Dung dịch vệ sinh cho tuổi dậy thì loại nào tốt?
Cách khắc phục lỗ chân lông to ở mặt
Dung dịch vệ sinh phụ nữ bác sĩ khuyên dùng
Da hỗn hợp thiên dầu nên dùng gì? Cách chọn sản phẩm phù hợp cho da hỗn hợp
Da hỗn hợp là gì? Hướng dẫn chăm da hỗn hợp đúng cách
Dùng sữa rửa mặt bao lâu thì hết mụn? Cách chọn sữa rửa mặt hỗ trợ giảm mụn
Da dầu nên rửa mặt mấy lần một ngày? Cách rửa mặt đúng chuẩn
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !