Candida âm đạo (nấm âm đạo) phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và mang thai. Nhiễm khuẩn này rất hiếm ở trẻ em và phụ nữ sau mãn kinh do môi trường khác nhau trong âm đạo. Một số phụ nữ hay trì hoãn việc đi khám bác sĩ bởi sự xấu hổ về các triệu chứng liên quan. Điều này có thể dẫn tới làm trầm trọng thêm việc nhiễm trùng. Để hiểu rõ hơn nấm âm đạo là gì, khi nào cần đi khám bác sĩ, cách điều trị nấm âm đạo như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh nhé !
I. Triệu chứng nấm âm đạo thường gặp
1. Ngứa rát vùng kín
Viêm da dị ứng hoặc viêm da kích ứng có thể là nguyên nhân gây ngứa âm đạo. Xà phòng, bồn tắm, vòi sen hoặc bất kì đồ dùng cá nhân nào cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa . Ngứa liên quan đến nấm thường dữ dội và cảm giác bỏng rát. Đôi khi da có thể bị xước và trầy do gãi khi ngứa trầm trọng.
2. Sự chảy mủ
Ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, âm đạo sản xuất một cách tự nhiên dịch tiết nước và chất nhầy từ cổ tử cung cũng được sản xuất, làm thay đổi tính chất của chất tiết ở các thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Chất lỏng này có thể có nước hoặc hơi đặc, không có mùi. Một số phụ nữ lo lắng về những dịch tiết tự nhiên và nghĩ rằng họ bị một nhiễm trùng.
Nguyên nhân nhiễm trùng phổ biến nhất của âm đạo là nấm Candida. Candida âm đạo có thể (nhưng không phải luôn luôn) gắn liền với sự chảy mủ. Việc chảy mủ thường có màu kem cổ điển, đặc và đóng cục, hoặc có thể lỏng và chứa khá nhiều nước. Các nhiễm trùng âm đạo khác có thể là nguyên nhân gây mủ nhưng khác nhau rõ rệt so với nhiễm trùng gây ra bởi nấm. Việc chảy mủ liên quan đến nhiễm candida thường không có mùi khó chịu, trái ngược với mủ gây ra do vi khuẩn. Nhiễm trùng dẫn đến chảy mủ được mô tả như màu vàng hoặc hơi xanh, nhiều khả năng do vi khuẩn gây ra, ví dụ viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm chlamydia hoặc bệnh lậu.
3. Khó tiểu (đau khi tiểu tiện)
Có thể có tiểu khó và trầy xước da do gãi vì ngứa, mặc dù tiểu khó có thể xảy ra không kèm với gãi da. Đôi khi cơn đau khi tiểu có thể bị nhầm lẫn với viêm bàng quang của bệnh nhân. Nếu một phụ nữ than phiền viêm bàng quang, cần hỏi bệnh nhân các triệu chứng khác. Đau bụng dưới và khó tiểu là dấu hiệu cho thấy cần đi khám bác sĩ vì có thể chúng liên quan với nhiễm trùng thận.
4. Đau khi giao hợp
Đau khi giao hợp có thể do nhiễm trùng hoặc một phản ứng tăng nhạy cảm nơi vùng âm hộ và âm đạo.
II. Nấm âm đạo khi nào cần đi khám bác sĩ
Nếu bạn gặp phải một trong các trường hợp sau đây thì cần đi khám bác sĩ:
• Lần đầu tiên xuất hiện các triệu chứng
• Mẫn cảm với imidazole hoặc các sản phẩm chống nấm âm đạo khác
• Mang thai hoặc nghi ngờ có thai
• Hơn hai lần bị bệnh trong 6 tháng trước
• Tiền sử trước đó bị bệnh nhiễm trùng lây qua đường sinhdục
• Quan hệ với đối tác bị bệnh nhiễm trùng lây qua đường sinh dục
• Bệnh nhân dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi
• Chảy máu âm đạo bất thường hoặc đột xuất
• Dịch tiết âm đạo có lẫn máu
• Loét viêm loét hoặc phồng da âm hộ hoặc âm đạo
• Kèm đau bụng dưới hoặc khó tiểu
• Các tác dụng phụ (bị đỏ, rát hoặc sưng liên quan đến điều trị)
• Không cải thiện trong vòng 7 ngày điều trị.
III. Điều trị nấm âm đạo như thế nào
Chế phẩm azole đường uống hoặc đặt âm đạo một liều duy nhất là hiệu quả trong điều trị nấm candida âm đạo với 80-95% tỷ lệ chữa khỏi trên lâm sàng. Một tổng quan Cochrane cho thấy chúng có hiệu quả như nhau. Các chế phẩm tại chỗ giúp giảm triệu chứng nhanh hơn, có thể do chất dẫn thuốc. Nhưng chúng đôi khi có thể làm trầm trọng thêm cảm giác rát và khi đó điều trị bằng đường uống có thể được ưu tiên nếu âm hộ rất viêm. Phương pháp điều trị đường uống có hiệu quả, nhưng nó có thể mất 12-24 giờ trước khi các triệu chứng được cải thiện. Một số phụ nữ thấy điều trị đường uống thuận tiện hơn. Bệnh nhân cho rằng các sản phẩm đơn liều rất thuận tiện và tuân thủ điều trị là cao hơn so với phương pháp điều trị dùng trong vài ngày. Có thể hỏi các bệnh nhân là thích dùng một viên đặt âm đạo, kem bôi âm đạo hay dùng đường uống hơn. Một số chuyên gia cho rằng thuốc kháng nấm đường uống nên được dành cho các trường hợp kháng thuốc.
IV. Vệ sinh vùng kín phòng ngừa nấm âm đạo
Nấm phát triển mạnh trong môi trường ấm. Phụ nữ dễ bị nấm tấn công có thể tránh dùng đồ lót và quần bằng nylon và thay bằng đồ lót cotton có thể giúp ngăn chặn nấm tấn công trong tương lai.
Các lớp lót bảo vệ âm đạo bị tước đi do dùng bọt tắm, xà phòng và thụt rửa âm đạo, và tốt nhất nên tránh chúng. Chất khử mùi âm đạo tự chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng và không nên được sử dụng. Nếu bệnh nhân muốn sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa, một sản phẩm nhẹ nhàng, không có mùi là tốt nhất. Bởi vì Candida có thể lây qua giấy vệ sinh khi lau hậu môn sau khi đi cầu, lau từ trước ra sau sẽ giúp ngăn chặn điều này.
Tham khảo dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate wash gel Hoa lan chuông nhập khẩu từ châu Âu, được Hội phụ sản Việt Nam khuyên dùng.
Độ pH phù hợp: pH 4-5.5 giúp cân bằng môi trường “cô bé”, hại khuẩn và lợi khuẩn chung sống hòa bình giúp “vùng nhạy cảm” khỏe mạnh. Đặc biệt an toàn với mọi loại da ngay cả với làn da nhạy cảm nhất.
Thành phần thiên nhiên: dịch chiết thiên nhiên Vỏ Sồi giúp chống nấm, giảm đau, giảm sưng, diệt hại khuẩn và giữ lại lợi khuẩn.
Sản phẩm được nhập khẩu từ Ba Lan. Sản xuất theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của châu Âu (EU) về Dược – Mỹ phẩm
An toàn & dịu nhẹ
Được hội phụ sản Việt Nam khuyên dùng để vệ sinh hàng ngày và trong các trường hợp như phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh & phụ nữ trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
Bài viết liên quan
Các bước skincare cho tuổi dậy thì đúng chuẩn
Sữa rửa mặt dành cho tuổi dậy thì được yêu thích nhất hiện nay
SỮA RỬA MẶT CHO DA DẦU MỤN TUỔI DẬY THÌ: BÍ MẬT CHO LÀN DA SẠCH KHOẺ
VỆ SINH VÙNG KÍN SAU SINH THƯỜNG: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHO MẸ BỈM SỮA
VỆ SINH VÙNG KÍN SAU MỔ: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT & CHỌN SẢN PHẨM PHÙ HỢP
Tại sao sáng ngủ dậy mặt nhiều dầu?
Cách nhận biết loại da mặt và phương pháp chăm sóc từng loại da
Cách khắc phục da dầu giảm mụn hiệu quả
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !