Ung thư buồng trứng là một trong những loại ung thư phụ khoa hay gặp ở phụ nữ Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, chỉ sau ung thư vú và ung thư cồ tử cung. Ung thư này chủ yếu phát triển ở phụ nữ lớn tuổi. Khoảng một nửa số phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng từ 63 tuổi trở lên. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư vú, hãy theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh nhé!
I. Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng bắt đầu trong buồng trứng. Buồng trứng là tuyến sinh sản chỉ có ở phụ nữ. Buồng trứng sản xuất trứng. Những quả trứng đi qua ống dẫn trứng vào tử cung nơi tinh trùng gặp trứng và phát triển thành thai nhi. Buồng trứng cũng là nguồn chính của các hormon nữ estrogen và progesterone. Một buồng trứng ở trên mỗi bên của tử cung trong khung chậu.
Hầu hết các khối u lành tính (không ung thư) và không bao giờ lan rộng ra khỏi buồng trứng. Các khối u lành tính có thể được điều trị bằng cách loại bỏ một trong hai buồng trứng hoặc một phần của buồng trứng có chứa các khối u. Khối u buồng trứng ác tính (ung thư) có thể lan tràn (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể và có thể gây tử vong.
II. Các yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết chính xác. Các yếu tố nguy cơ cho ung thư tế bào mầm và mô đệm của buồng trứng ít được biết đến. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô buồng trứng.
1. Tuổi
Nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng tăng lên theo tuổi. Ung thư buồng trứng rất hiếm gặp ở phụ nữ dưới 40. Hầu hết các bệnh ung thư buồng trứng phát triển sau thời kỳ mãn kinh. Một nửa trong số tất cả các bệnh ung thư buồng trứng được tìm thấy ở phụ nữ 63 tuổi trở lên.
2. Béo phì
Phụ nữ béo phì (BMI ≥ 30) có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư buồng trứng.
3. Tiền sử sản, phụ khoa
Những phụ nữ đã từng mang thai trước 26 tuổi có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người khác. Các nguy cơ giảm đi khi mang thai đủ tháng và cho con bú. Những phụ nữ mang thai lần đầu tiên sau 35 tuổi hoặc chưa bao giờ có thai có nguy cơ cao ung thư buồng trứng.
Những phụ nữ đã thắt ống dẫn trứng hoặc cắt bỏ tử cung (không loại bỏ buồng trứng) cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
4. Tiền sử sử dụng thuốc
Những phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, nguy cơ giảm chỉ sau 3-6 tháng sử dụng các loại thuốc tránh thai và duy trì liên tục trong nhiều năm sau khi đã ngừng dùng thuốc. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những phụ nữ sử dụng depot medroxyprogesterone acetate (DMPA hay Depo-Provera CI ®), một biện pháp tránh thai nội tiết tố dạng tiêm có nguy cơ thấp ung thư buồng trứng thấp hơn. Nguy cơ thậm chí còn thấp hơn nếu phụ nữ đã sử dụng nó trên 3 năm.
Thuốc điều trị vô sinh: Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng việc sử dụng thuốc điều trị vô sinh: clomiphene citrate (Clomid ®) trong thời gian dài trên một năm có thể làm tăng nguy cơ phát triển các khối u buồng trứng. Tuy nhiên, những phụ nữ vô sinh có nguy cơ cao hơn (so với phụ nữ sinh đẻ nhiều) ngay cả khi họ không sử dụng thuốc điều trị vô sinh, có thể một phần là do họ đã không mang thai hoặc không sử dụng thuốc tránh thai.
Liệu pháp estrogen và liệu pháp hormone: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ sử dụng estrogen sau mãn kinh có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Nguy cơ cao hơn ở phụ nữ dùng estrogen đơn độc (không kèm progesterone) trong nhiều năm (ít nhất là 5 hoặc 10 năm). Nguy cơ tăng ít hơn cho phụ nữ dùng cả estrogen và progesterone.
5. Hội chứng ung thư gia đình
Do đột biến di truyền trong gen BRCA1 và BRCA2, cũng như một số gen khác chưa được xác định. Nguy cơ ung thư vú, ung thư ống dẫn trứng và ung thư màng bụng nguyên phát tăng cao trong cả gia đình. Nguy cơ của một số bệnh ung thư khác như ung thư tụy, ung thư tuyến tiền liệt cũng tăng lên. (5-10% ung thư buồng trứng là do hội chứng ung thư gia đình).
6. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn ít chất béo (ít nhất là 4 năm) làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
III. Triệu chứng ung thư buồng trứng
Phần lớn (70% – 75%) ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã lan tràn ra ổ phúc mạc. Ung thư buồng trứng có thể gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Hay gặp nhất là khó chịu hoặc đau vùng chậu hoặc bụng dưới, tiếp đó là cảm giác đầy hơi, căng chướng bụng do xuất hiện nhiều dịch và khối u trong ổ bụng to ra.
- Các triệu chứng về tiêu hoá cũng thường gặp như buồn nôn, mất cảm giác ăn ngon, ăn chóng no, táo bón và có thể gặp những dấu hiệu của tắc ruột.
- Đái buốt, đái rắt liên tục và cấp bách, ra máu âm đạo bất thường cũng thường gặp.
Những triệu chứng này cũng có thể do các khối u lành tính hay ung thư tại các cơ quan khác. Tuy nhiên trong ung thư buồng trứng, các triệu chứng này có xu hướng kéo dài và đại diện cho sự thay đổi từ bình thường – trở nên nặng hơn.
IV. Xét nghiệm chẩn đoán ung thư buồng trứng
1. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm có thể đánh giá khối lượng, tính chất các khối u buồng trứng, sự xâm lấn, lan tràn của khối u, cũng như đánh giá đáp ứng điều trị hóa trị và xác định tái phát, di căn sau điều trị.
2. Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u
CA-125 hay HE4 (Human Epididymis Protein 4): có độ nhạy tương tự CA125, được áp dụng trong theo dõi tái phát và di căn sớm. Alpha-fetoprotein (AFP), Beta HCG… được chỉ định cho các trường hợp ung thư buồng trứng có nguồn gốc tế bào mầm và dây sinh dục. Sau khi các khối u đã được điều trị bằng phẫu thuật và hóa trị, xét nghiệm lại các chất chỉ điểm ung thư để đánh giá quá trình điều trị và phòng ung thư tái phát.
3. Nội soi
Nội soi dạ dày, đại trực tràng giúp loại trừ các ung thư tiêu hóa di căn buồng trứng.
4. Xét nghiệm mô bệnh học
Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định bệnh, chẩn đoán type mô bệnh học và độ mô học để lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp.
V. Cách phát hiện sớm ung thư buồng trứng
Chỉ có khoảng 20% các bệnh ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn sớm. Khi khối u còn khu trú, khoảng 94% bệnh nhân sống lâu hơn 5 năm sau khi chẩn đoán.
Cách để phát hiện sớm ung thư buồng trứng là khám phụ khoa thường xuyên: kiểm tra hình dạng, kích thước buồng trứng và tử cung và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng. Hai xét nghiệm được sử dụng thường xuyên nhất để sàng lọc ung thư buồng trứng là siêu âm qua đường âm đạo (TVUS) và xét nghiệm máu CA-125.
- TVUS: siêu âm qua đường âm đạo giúp tìm thấy khối u trong buồng trứng, nhưng không đánh giá đươc khối u đó là ung thư hoặc lành tính.
- Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u: CA-125: khoảng 80%- 85% bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trúmg có nồng độ CA 125 huyết thanh tăng cao. Đối với những ung thư biểu mô buồng trứng dạng thanh dịch có xu hướng tăng nồng độ CA 125 cao hơn (> 85%), trong khi ở thể chế nhầy tỷ lệ tăng CA 125 thấp hơn.
VI. Điều trị ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là bệnh cần điều trị phối hợp nhiều phương pháp trong đó phẫu thuật và hóa chất là hai phương pháp chính. Phẫu thuật là ưu tiên hàng đầu trong điều trị ung thư buồng trứng, trừ khi bệnh ở giai đoạn IV mà thể trạng bệnh nhân quá suy kiệt hoặc điều kiện y tế cũng như kinh nghiệm phẫu thuật viên không cho phép.
1. Phẫu thuật
Mục tiêu điều trị phẫu thuật khối u
- Mục tiêu vô cùng quan trọng của phẫu thuật là giúp cung cấp các thông tin quan trọng chọ việc chẩn đoán giai đoạn bệnh.
- Với đa số các trường hợp phẫu thuật chỉ đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho hóa trị đạt hiệu quả tốt hơn (Phẫu thuật giảm thiểu tế bào u), góp phần đánh giá đáp ứng điều trị (phẫu thuật thăm dò đánh giá lại) và phẫu thuật điều trị triệu chứng.
- Một số ung thư tế bào mầm buồng trứng phát hiện sớm có thể phẫu thuật bảo tồn được buồng trứng và chức năng sinh sản cho các bệnh nhân trẻ.
2. Hóa chất
Hóa chất cơ bản trong điều trị ung thư buồng trứng là phác đồ có chứa platinum (cisplatin, carboplatin) có thể sử dụng đơn hóa chất hoặc phối hợp với các nhóm alkyl hóa, paclitaxel hoặc gemcitabine. Hiện nay trên lâm sàng có sử dụng một số nhóm thuốc mới trong điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tái phát như Topotecan, Liposomal, Doxorubicin…
3. Xạ trị
Xạ trị khung chậu, xạ trị toàn ổ bụng trong trường hợp còn u sau phẫu thuật, khi không thể hóa trị. Xạ trị não trong trường hợp di căn não.
VIII. Theo dõi và tiên lượng bệnh ung thư buồng trứng
Để tầm soát phát hiện sớm bạn nên khám định kỳ 3 tháng/ lần trong 2 năm đầu, 6 tháng/ lần trong 3 năm tiếp theo và 1 năm/ lần từ sau 5 năm (bao gồm khám lâm sàng, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang phổi, định lượng các chất chỉ điểm khối u).
Các yếu tố tiên lượng tốt trong ung thư biểu mô buồng trứng bao gồm thể giải phẫu bệnh là loại tế bào sáng, độ ác tính thấp, không có triệu chứng lâm sàng, toàn trạng tốt, tuổi trẻ, giai đoạn sớm và không có dịch cổ chướng. Tỷ lệ sống sau 5 năm ờ giai đoạn I là 73%, giai đoạn II là 46%, giai đoạn III là 19% và giai đoạn IV là 5%.
Bài viết liên quan
Các bước skincare cho tuổi dậy thì đúng chuẩn
Sữa rửa mặt dành cho tuổi dậy thì được yêu thích nhất hiện nay
SỮA RỬA MẶT CHO DA DẦU MỤN TUỔI DẬY THÌ: BÍ MẬT CHO LÀN DA SẠCH KHOẺ
VỆ SINH VÙNG KÍN SAU SINH THƯỜNG: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHO MẸ BỈM SỮA
VỆ SINH VÙNG KÍN SAU MỔ: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT & CHỌN SẢN PHẨM PHÙ HỢP
Tại sao sáng ngủ dậy mặt nhiều dầu?
Cách nhận biết loại da mặt và phương pháp chăm sóc từng loại da
Cách khắc phục da dầu giảm mụn hiệu quả
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !