Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Loading

Viêm loét dạ dày là bệnh lý ngày càng phổ biến hiện nay. Trong xã hội hiện đại con người chạy theo công việc, thường xuyên ăn không đủ bữa, thời gian dành cho một bữa ăn nhanh hoặc phải chịu áp lực từ công việc khiến bản thân bị stress trong thời gian dài. Theo thống kê thì có tới 26% dân số Việt Nam mắc các căn bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày – tá tràng. Bệnh có thể gặp ở cả nam/nữ, ở mọi độ tuổi (trong đó nhiều nhất là từ 40 – 49 tuổi).

Tuy là bệnh rất hay gặp, ở mức độ nhẹ nó không hề gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng những triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thường có tình trạng kéo dài, âm ỉ và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, nó còn gây ra những hậu quả biến chứng nặng nề nếu không được điều trị dứt điểm.

Vậy bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Nguyên nhân gì khiến đây là căn bệnh thường gặp? Làm sao để điều trị dứt điểm và có thể điều trị tại nhà không? Cùng BANIPHAR hiểu rõ hơn về viêm loét dạ dày tá tràng để có một lối sống lành mạnh nhé!

1. Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày- tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do viêm loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc, gây ra triệu chứng đau bụng âm ỉ, kéo dài, ợ hơi, ợ chua khó chịu, suy nhược cơ thể. Cơn đau viêm loét dạ dày thường xuất hiện sau khi người bệnh ăn quá no hoặc khi làm việc stress căng thẳng trong thời gian dài.

Viêm loét dày – tá tràng là gì?

Viêm dạ dày được chia ra làm 3 thể bệnh chính sau đây:

Viêm dạ dày cấp tính

Các triệu chứng ở thể bệnh này thường xuất hiện sớm, khởi phát đột ngột, nhanh chóng. Đây là giai đoạn mới phát hiện vì thế có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu như không phát hiện sớm, thông thường khi bệnh nhân phát hiện ra thì bệnh đã chuyển sang thể mãn tính.

Viêm dạ dày thể mãn tính

Thường xảy ra thứ phát sau khi tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày- tá tràng kéo dài. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới biến chứng ung thư dạ dày, thủng dạ dày

Viêm dạ dày thể đặc hiệu

Là những tình trạng bệnh đặc biệt kể đến như: Viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan; viêm dạ dày dạng nốt/dạng thủy đậu; lao dạ dày; bệnh crohn; viêm dạ dày thể giả u lympho.

2. Một số yếu tố, nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng

Đây là các yếu tố thuận lợi dễ dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng

2.1 Căng thẳng tinh thần (stress)

Căng thẳng tinh thần (Stress)

Những người hay bị lo lắng, căng thẳng hoặc vì lý do nào đó khiến cơ thể ở trong trạng thái căng thẳng dài ngày sẽ làm tăng nồng độ cortisol(là chất có khả năng tiết acid dịch vị dạ dày) trong máu. Khi nồng độ Cortisol trong máu cao sẽ kích thích tăng bài tiết acid dạ dày gây ăn mòn và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì thế tình trạng stress xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày và gây ra các căn bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

2.2 Thường xuyên hút thuốc lá, uống bia rượu(hoặc các loại nước uốc có cồn)

Theo chúng ta được biết, thuốc lá là một chất gây ra những bệnh lý về phổi. Nhưng không dừng lại ở đó, nó còn có những thành phần độc hại khác làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Cụ thể trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe con người, trong đó có nicotie – chất gây kích thích thúc đẩy bài tiết acid dịch vị. Đặc biệt, Nicotie còn ức chế việc tổng hợp các chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế khả năng tự khôi phục, làm lành vết loét

2.3 Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ

Chế độ linh hoạt cá nhân không hợp lý như: thức khuya, chế độ ăn thất thường, bỏ bữa, ăn cay/đồ ăn nhanh hay thói quen ăn khuya, lười vận động … không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là yếu tố thuận lợi để dẫn đến các bệnh về viêm loét dạ dày-tá tràng

2.4 – Người nhóm máu O

Những người có nhóm máu O có nguy cơ viêm loét dạ dày cao hơn những người có nhóm máu khác do Kháng nguyên Lewisb trên hồng cầu có ái tính cao với vi khuẩn H. Pylori hơn.

2.5 Tiền sử gia đình

Trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày cũng là yếu tố tăng thêm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.

3. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng, trong đó có 2 nguyên nhân chính là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori(H.Pylori – Vi khuẩn HP) và sử dụng thuốc Steroid, chống viêm NSAIDs

3.1 Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất cũng là tác nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Vi khuẩn H. Pylori có khả năng tạo ra môi trường kiềm giúp nó tồn tại được trong môi trường acid dịch vị. Đồng thời vi khuẩn H. Pylori còn tiết ra các chất độc phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tạo điều kiện acid dịch vị dạ dày tấn công niêm mạc dạ dày gây viêm loét.

3.2 Thường xuyên sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm

Đây là một trong những nhóm thuốc ảnh hưởng mạnh nhất đến dạ dày-tá tràng.Nếu cần sử dụng nên sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo và trong thời gian ngắn nhất để hạn chế nguy cơ viêm loét dạ dày. Đặc biệt trong trường hợp có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày, thì cần phối hợp thêm nhóm thuốc ức chế bài tiết acid dịch vị dạ dày (ức chế histamin H2, ức chế bơm proton -PPI).

4. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm loét dạ dày

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày – tá tràng

4.1 Đau âm ỉ, bỏng rát vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là vùng thượng vị – sau xương ức)

Đây là dấu hiệu chính của bệnh viêm loét dạ dày, cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn, khi đó dạ dày co bóp mạnh, kết hợp cùng với các loại thức ăn trong dạ dày va chạm vào ổ viêm làm cho cơn đau mạnh hơn.

4.2 Rối loại tiêu hóa

Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: táo bón, đi lỏng thất thường, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi ợ chua, chán ăn buồn nôn cũng xảy ra thường xuyên đi kèm với cảm giác khó chịu, bứt rứt
Ngoài ra, việc đầy bụng, khó tiêu cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng ngày, ngủ không ngon giấc

4.3 Suy nhược thần kinh

Triệu chứng này xảy ra ở những bệnh nhân đang ở tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính. Nguyên nhân của tình trạng này là do những cơn đau âm ỉ kéo dài cộng thêm những tình trạng đầy đụng, chán ăn… đã diễn ra quá lâu, khả năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày kém đi, dần dần làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Cơn đau dạ dày gây đau kéo dài cũng làm cho bệnh nhân mất ngủ, ngủ không đủ giác cũng là nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh.

Ngoài các triệu chứng chúng ta có thể quan sát, cảm nhận. Để biết rõ hơn tình trạng bệnh chúng ta cần đến gặp bác sĩ để xét nghiệm cũng như đưa ra các chuẩn đoán chính xác hơn về tình trạng cơ thể đang gặp phải. Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm phổ biến

– Nội soi dạ dày – thực quản: là phương pháp có độ chính xác cao, không chỉ chuẩn đoán được tình trạng bệnh chính xác mà phương pháp này còn đánh giá được mức độ viêm loét, vị trí tổn thương để đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất

– Chụp x quang ổ bụng

– Xét nghiệm máu: rà soát tình trạng thiếu máu, đông máu, bạch cầu…

– Xét nghiệm vi khuẩn H.pylori

5. Cách điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng và phương pháp phòng ngừa

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì rất khó chữa dứt điểm và thường sẽ gây ra các biến chứng đáng tiếc. Vì thế, khi phát hiện những dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ, ngoài việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tìm các cách điều trị viêm loét dạ dày-tá trang tại nhà, bạn cũng nên đến bệnh viện, phòng khám để được chuẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

5.1 Điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng bằng cây nghệ vàng theo đông y

Trong y học cổ truyền Việt Nam có rất nhiều các loại thảo dược có thể phòng chống và điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, điển hình: nghệ vàng, bông cải xanh, bắp cải, lá mơ, chè dây, quả sung, mật ong… Trong số đó cây Nghệ vàng Việt Nam đã được biết đến từ lâu với công dụng chữa bệnh đau dạ dày. Chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn bài thuốc điều trị đau dạ dày từ củ Nghệ vàng dân gian sau đây

Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng từ củ nghệ vàng

Hướng dẫn thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 100 gam nghệ tươi, 200ml mật ong nguyên chất

– Củ nghệ sau khi ngâm rửa sạch thì thái thành từng lát mỏng

– Cho toàn bộ dược liệu vào bình thủy tinh và đổ mật ong vào và đậy kín nắp bảo quản ở nơi thoáng mát

– Mỗi lần lấy khoảng 3 – 4 muỗng bột nghệ ngâm với mật ong cho vào ly hòa với nước ấm để uống. Hoặc cũng có thể ăn trực tiếp khoảng 2 – 3 muỗng. Thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần/ ngày.

5.2 Điều trị bằng thuốc tây y

Đầu tiên là ngưng ngay thuốc kháng viêm không sreroid (NSAID) hay dùng các phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori(nếu có)

– Nhóm thuốc trung hòa acid dịch vị chứa nhôm, magnesi hydroxid. Ưu điểm của nhóm thuốc này là tác dụng nhanh, ngắn, hiệu quả trong khoảng 3-5 phút đã giảm ngay triệu chứng đau rát. Tuy nhiên đây chỉ là thuốc giải quyết triệu chứng tức thời, không giải quyết được triệt để vấn đề nên không nên dùng kéo dài.

– Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng bó ổ loét: tương tự như thuốc trung hòa acid dịch vị, chúng chỉ giải quyết triệu chứng tức thời.

– Thuốc giảm đau, giảm co thắt: dùng để giảm cơn đau dạ dày quá mức cho bệnh nhân tùy nhu cầu.

– Thuốc ức chế bài tiết acid dịch vị: thường dùng nhóm ức chế thụ thể histamin H2 (Cimetidin, Ranitidin,..) và nhóm ức chế bơm proton (Omeprazol, Esomeprazol,…). Đây là nhóm thuốc hiệu quả cao để giảm bài tiết acid tuy nhiên khi dùng kéo dài vẫn gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu trên đường hóa.

– Thuốc kháng sinh: đây là nhóm thuốc bắt buộc để điều trị viêm loét vi khuẩn do vi khuẩn H. Pylori. Kháng sinh trong trường hợp này cần phối hợp 2 -3 kháng sinh với nhau kết hợp với thuốc ức chế bài tiết acid điều trị trong khoảng 2-4 tuần để tiêu diệt triệt để vi khuẩn H. Pylori. Trong trường hợp viêm loét dạ dày không do vi khuẩn H. Pylori thì không cần dùng.

Một số kháng sinh thường sử dụng đặc trị vi khuẩn H. Pylori: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol, vv… Đôi khi trong những trường hợp vi khuẩn H. Pylori kháng thuốc thì cần phải dùng đến Levofloxacin, Rifabutin, Doxycyclin.

6. Các biện pháp phòng ngừa

– Ăn uống điều độ, đúng bữa, khoa học:

Nên

  • Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no để hạn chế “va chạm” vào ổ loét
  • Dùng bữa thường xuyên, đều đặn
  • Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, bánh ướt…
  • Nhai kĩ, ăn chậm để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày, ruột
  • Ăn sữa, trứng sẽ làm tạo ra một “lớp đêm” bảo vệ dạ dày
  • Rau củ quả tươi có nhiều vitamin như chuối chín, đu đủ, lê, táo, mâm xôi, trái bơ, nước dừa
  • Các loại dầu thực vật
  • Gừng giúp kích thíc tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu.

Không nên

  • Ăn thức ăn sống, đồ ăn đóng hộp/chế biến sẵn
  • Đồ ăn cứng, dai như gân, sụn
  • Rau củ cứng, quá nhiều chất xơ (sẽ làm dạ dày hoạt động “vất vả”
  • Đồ ăn cay, nóng, chua như dấm, ớt, cà muối, dưa muối, hành muối sẽ làm kích thích dạ dày tiết acid dịch vị nhiều hơn
  • Hoa quả có độ chua cao như chanh, sấu, cóc, xoài xanh,…
  • Đồ uống chưa cồn như rượu, bia
  • Thuốc lá
  • Nước giải khát có gas
  • Chè, cà phê

– Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, stress căng thẳng, lo âu suy nghĩ

– Dừng hoặc hạn chế sử dụng nhóm thuốc corticoid, nhóm NSAIDs. Nếu cần thiết phải sử dụng thì nên sử dụng loại NSAIDs ức chế chọn lọc trên COX-2 hoặc sử dụng kết hợp với thuốc ức chế bài tiết acid để bảo vệ dạ dày.

– Tăng cường tập thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng.

7. Biến chứng có thể gặp phải ở bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn tính

4 biến chứng của viên loét dạ dày

7.1 Xuất huyết tiêu hóa

  • Là biến chứng xuất hiện phổ biến nhất đối với các bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng mãn tính. Bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài phân đen, mùi khắm, nát do thành phần Hemoglobin trong máu bị chuyển thành Hematin có màu đen và bị lên men)
  • Đối với bệnh nhân bị nặng, có thể sẽ dẫn đễ tình trạng nôn ra máu đỏ tươi kèm thức ăn và dịch tiêu hóa. Nguyên nhân do vết loét bị tổn thương sâu, ổ loét chảy máu vào trong lòng dạ dày kết hợp cùng với cơn co dạ dày gây nôn ra máu tươi
  • Tình trạng xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra “rỉ rả” qua phân đường tiêu hóa, hoặc có thể cấp tính nôn ra máu tươi tùy từng bệnh nhân và mức độ. Khi lượng máu mất đi theo thời gian đủ nhiều mà lượng máu cơ thể tạo ra không đủ thì sẽ gây ra hội chứng thiếu máu mạn tính (đối mới mất máu rỉ rả) hoặc mất máu cấp tính (đối với mất mấu cấp >15% thể tích tuần hoàn).

7.2 Thủng dạ dày

Nếu vết loét đã quá lớn thì hoàn toàn có thể gây ra thủng dạ dày, bệnh nhân có triệu chứng đau đột ngột, dữ dôi vùng thương vị, đau dữ dội như dao đâm, bụng cứng như gỗ. Bệnh nhân có thể đột ngột nôn ra máu đỏ tươi, không còn sức lực, mệt mỏi. Bệnh nhân chỉ thở nhẹ cũng gây ra cơn đau.

Khi có những dấu hiệu này, người bệnh cần đến bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức vì càng để lâu càng nguy hiểm đến tính mạng. Lỗ thủng dạ dày cần phải được nhanh chóng xác định và phẫu thuật khâu lỗ thủng này lại.

7.3 Hẹp môn vị

Môn vị là điểm cuối của dạ dày, là điểm tiếp nối của phần cuối dạ dày với phần đầu của tá tràng. Hẹp môn vị là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân có loét môn vị dạ dày mạn tính. Lỗ môn vị dạ dày sau tổn thương kéo dài, hình thành sẹo và bị co hẹp lại khiến cho thức ăn bị ứ động lại ở dạ dày không thể xuống được tá tràng. Bệnh nhân sẽ có tình trạng đau bụng, ậm ạch khó tiêu, nôn ra thức ăn cũ. Tuy nhiên sau khi nôn bệnh nhân sẽ đỡ đau vì khi này thức ăn ứ đọng trong dạ dày đã được giải phóng hết ra ngoài. Tình trạng hẹp môn vị này có thể dễ dàng quan sát qua chẩn đoán X-quang dạ dày- tá tràng.

7.4 Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nghiêm trọng, là hậu quả của những tổn thương kéo dài ở ổ viêm loét. Tỉ lệ ung thư ở phần hang môn vị và ở bờ cong bé chiếm cao nhất trong dạ dày. Ở các ổ loét này rất khó lành, thiếu máu nuôi dưỡng và hàn gắn tổn thương, hồi phục, lâu ngày phát triển thành ổ viêm loét mạn tính, nguy cơ phát triển thành ung thư cao.

Từ những triệu chứng viêm loét mạn tính, khi phát triển thành ung thư dạ dày thì bệnh nhân sẽ có những thay đổi về triệu chứng. Bệnh nhân không còn đau theo chu kì nhịp bữa ăn no nữa, mà sẽ đau ngẫu nhiễn không có chu kì. Cơ thể mệt mỏi, gầy sút nhanh chóng, buồn nôn, nôn. Khám tổng thể có thể sờ thấy khối u vùng thượng vị, hạch di căn. Ung thư dạ dày có thể đe dọa đến tính mạng do đó người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

8. Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày-tá tràng?

Chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ ảnh hưởng đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng mà nó còn là yếu tố, nguy cơ gây nên căn bệnh này. Vì thế, không chỉ khi bị rồi chúng ta mới có chế độ ăn uống phù hợp mà hãy tạo cho mình một thói quen ăn uống khoa học để phòng bệnh ngay từ đầu.
Dưới đây là một số loại thực phẩm khuyến khích người bệnh nên ăn và không nên ăn đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng

8.1 Thức ăn người viêm loét dạ dày- tá tràng nên ăn

– Trứng, sữa có tác dụng làm đệm, trung hòa lượng axit có trong dạ dày.

Trứng nên ăn dưới dạng hấp hoặc cho vào cháo, 1 tuần ăn 2 – 3 lần, mỗi lần ăn 1 – 2 quả. Sữa thì chỉ nên uống sữa nóng

– Thực phẩm dễ tiêu, chứa nhiều đạm: thịt lợn, cá nạc. Nên dùng dưới dạng luộc, hấp kho để dễ hấp thụ

– Các loại rau củ quả tươi: Nên chọn các loại rau củ non, ưu tiên họ nhà cải(cải bắp, củ cải, hoặc rau cải), vì chúng có hàm lượng vitamin cao giúp thúc đẩy quá trình liền các vết thương của đường tiêu hóa

– Các loại thức ăn có chứa tinh bột, ít mùi vị và dễ tiêu: bánh mì, cơm, cháo, khoai củ nấu – luộc chín kỹ

– Các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt như: hướng dương, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu đậu nành…

8.2 Những thức ăn, đồ uống không nên dùng khi viêm loét dạ dày-tá tràng

– Thịt nguội đã chế biến sẵn: lạp sườn, xúc xích, dăm bông

– Thức ăn cứng, dai: sụn, rau nhiều chất sơ, thịt nhiều gân, quả xanh sống…

– Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt hoặc các loại hành – dưa cà muối

– Các loại quả chua: cóc, chanh, sấu, xoài xanh…

– Các loại nước có cồn, nước có ga

– Chè, cà phê đậm đặc

– Bỏ thuốc lá ngay lập tức không chỉ cải thiện tình trạng viêm da dạy tá tràng mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về phổi và đường hồ hấp

Với các nội dung chia sẻ nêu trên, Baniphar hi vọng các bạn đã có được những kiến thức tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, để từ đó cải thiện các thói quen không lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày

Bài viết liên quan

Dược Sĩ

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar

Đăng ký tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !