Trầu không là loại cây rất quen thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam. Ngoài việc sử dụng lá trầu không để ăn thì lá trầu còn biết đến như một vị thuốc với rất nhiều tác dụng hữu ích với sức khỏe con người như: hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng, giảm đau, tác dụng với hệ tiêu hóa… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các tác dụng của lá trầu không, cùng Baniphar tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về lá trầu không
Lá trầu không không chỉ được biết đến trong đời sống thường ngày, mà còn xuất hiện trong thơ ca, âm nhạc, trong những làn điệu quan họ, trong các câu chuyện cổ tích…
Lá trầu không (tên khoa học là Piper betle) là lá của cây trầu không thuộc họ Hồ tiêu, là loại cây dây leo bám, cành hình trụ, nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le hình tim tròn đôi khi không cân xứng, lá trầu không có kích thước dài khoảng 10 – 13cm, chiều rộng khoảng 6 – 9cm.
Thành phần có trong lá trầu không
Trong 100g lá trầu không có các thành phần sau:
- Năng lượng: 44kcal
- Nước: 85.6g
- Protein: 3.1g.
- Lipid: 0.8g.
- Muối khoáng: 2.3g.
- Chất xơ: 2.3g.
- Cacbohidrat: 6.1g.
- Canxi: 0.5g.
- Sắt: 0.007g
- Vitamin A: 2.5mg
Ngoài ra, trong lá trầu không còn chứa một số thành phần dưỡng chất khác như: axit ascorbic, tinh dầu, Vitamin nhóm B, caroten…
Tác dụng lá trầu không với sức khỏe
Trầu không là loại cây phổ biến được trồng ở hầu hết mọi vùng miền trên cả nước. Từ thủa xa xưa lá trầu không được dùng để ăn, tuy nhiên đến hiện tại tục ăn trầu không còn phát triển mạnh như trước kia, nhưng trầu không vẫn là một trong những nét đẹp của văn hóa Việt, đặc biệt là trong các làn điệu dân ca quan trọ.
Trong dân gian, lá trầu không được xem là vị thuốc với rất nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe con người như:
Theo Y học cổ truyền
Lá trầu không có vị cay nồng, mùi hơi hắc, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, trừ phong thấp, hỗ trợ điều trị đờm, tiêu viêm và sát trùng. Ngoài ra, dựa vào các thành phần có trong lá trầu, người ta còn sử dụng lá trầu không với các công dụng như:
Chữa ho, viêm họng, viêm đường hô hấp
Trong lá trầu không có chữa nhiều chất kháng sinh mạnh không chỉ giúp tan đờm, hạn chế tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra mà còn có tác dụng chữa ho khá nhanh. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần đun sôi lá trầu không trong nước cùng với một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu, lấy nước uống 3 lần/ngày triệu chứng ho sẽ giảm đáng kể
Điều trị các bệnh lý về răng miệng
Trong lá trầu có chứa các hoạt chất chống viêm có tính sát khuẩn cao giúp bảo vệ răng miệng, hạn chế sâu răng. Ngoài ra, chất chống oxy hóa và diệt khuẩn trong lá trầu không có khả năng trị hôi miệng hiệu quả.
Đặc biệt, hoạt chất Flavonoid trong lá trầu có khả năng sát khuẩn, cầm máu – giúp người bệnh thuyên giảm tình trạng nhiệt miệng, chảy máu chân răng
Cải thiện tình trạng mụn nhọt, rôm sảy, trị ghẻ ngứa, mề đay
Với khả năng kháng viêm và sát khuẩn cao, lá trầu không được biết đến là vị thuốc giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa mà không để lại tác dụng phụ nào
Theo Y học hiện đại
Theo y học hiện đại, lá trầu không có tác dụng:
- Kháng khuẩn, diệt viruts tốt
- Khử trùng tốt (thành phần Chavicol trong lá trầu)
- Khả năng kháng sinh mạnh đối với tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực trùng coli
- Có khả năng tiêu diệt khối u trong thực nghiệm động vật
Ngoài ra, lá trầu không còn rất nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người như:
- Giúp giảm cân, tăng cảm giác thèm ăn
- Điều trị bỏng do nước sôi
- Hỗ trợ giảm đau khớp do gout
- Điều trị đái tháo đường
- Giảm lượng Cholesterol xấu trong máu
Một số bài thuốc từ lá trầu không
Trong dân gian, lá trầu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc, có thể kể đến:
Bài thuốc 1: Sát khuẩn vết thương bằng lá trầu không
Cách 1: Dùng lá trầu không rửa sạch, vắt lấy nước rồi dùng nước đó để rửa vết thương, dùng lá trầu sạch phủ lên trên vết thương rồi dùng băng gạc bó lại.
Cách 2: Rửa sạch lá trầu không, đem đun lấy nước (đun sôi khoảng 15 – 20 phút), nước đun với lá trầu không để nguội dùng để rửa vết thương hằng ngày vết thương sẽ nhanh chóng liền miệng
Bài thuốc 2: Điều trị viêm họng, đau họng từ lá trầu không
Nguyên liệu: lá trầu không (khoảng 5 lá), mật ong
Cách làm:
- Đem lá trầu không rửa sạch, để khô rồi giã nát cùng với 1 thìa mật ong
- Đem trộn đều hỗn hợp lá trầu với mật ong
- Ngậm hỗn hợp lá trầu với mật ong, có thể nuốt
Đây là bài thuốc chữa đau họng rất hữu hiệu được nhiều người thực hiện
Bài thuốc 3: Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa từ lá trầu
Nguyên liệu: Chuẩn bị bằng nhau (khoảng 20g) các nguyên liệu: lá trầu không, hoa dâm bụt, lá thồm lồm
Cách làm:
- Đem rửa sạch nguyên liệu, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn, để ráo nước
- Giã nát hỗn hợp nguyên liệu trên rồi đắp lên vùng da bị mụn
- Thực hiện đều đặn ngày 1 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt
Bài thuốc 4: Ngừa sâu răng từ lá trầu không
Vi khuẩn tích tụ lâu trong miệng sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm lợi. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể sử dụng lá trầu không với một số cách dưới đây
Cách 1: Đem lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau đó vớt để ráo nước.
Súc miệng sạch rồi nhai trực tiếp lá trầu (nhai không nuốt nước), nhai khoảng 3 – 5 phút rồi nhả bỏ toàn bộ bã và nước của lá trầu. Súc miệng lại bằng nước sạch.
Lưu ý: vì lá trầu có tính cay nồng, do đó không nên nhai nhiều cùng một lúc
Cách 2:
Đem lá trầu không ngâm với nước muối rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi nấu với nước. Sử dụng nước lá trầu không để nguội súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Áp dụng liên tục trong 1 – 2 tuần đến khi các triệu chứng đau nhức được cải thiện
Bài thuốc 5: Điều trị đái tháo đường từ lá trầu
Mức oxy hóa cao khi căng thẳng khiến lượng đường huyết tăng vọt ở người bệnh tiểu đường. Việc sử dụng lá trầu không sẽ giúp chống lại oxy hóa này và duy trì sự ổn định lượng đường trong cơ thể.
Người bệnh có thể tán nhỏ lá trầu không thành bột mịn, để sử dụng lâu dài hoặc uống nước lá trầu không sắc để giảm bớt lượng đường trong máu
Bài thuốc 6: Điều trị nhức đầu do thời tiết thay đổi
Cách làm: Dùng 5 lá trầu không đem giã dập rồi xoa vào đỉnh đầu hoặc thái dương sẽ giúp tình trạng nhức đầu của bạn được cải thiện đáng kể
Lưu ý khi sử dụng lá trầu không
Lá trầu không có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng lá trầu không trong các bài thuốc bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Nên sử dụng lá còn tươi, sạch, không dùng lá bị sâu mọt, héo
- Không được dùng cho phụ nữ có thai
- Trẻ em, người cao tuổi muốn sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia
- Một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng khác mà bạn đang dùng có thể gây tương tác không mong muốn với dược liệu, vì thế nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Trên đây là những công dụng và các bài thuốc trong dân gian về lá trầu không. Mặc dù rất dễ sử dụng và có nhiều hiệu quả trong chữa bệnh nhưng người bệnh cũng không nên tự ý dùng bừa bãi để tránh tác dụng không mong muốn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, trước khi dùng bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng
Bài viết liên quan
Bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao ?
Dung dịch vệ sinh cho tuổi dậy thì loại nào tốt?
Cách khắc phục lỗ chân lông to ở mặt
Dung dịch vệ sinh phụ nữ bác sĩ khuyên dùng
Da hỗn hợp thiên dầu nên dùng gì? Cách chọn sản phẩm phù hợp cho da hỗn hợp
Da hỗn hợp là gì? Hướng dẫn chăm da hỗn hợp đúng cách
Dùng sữa rửa mặt bao lâu thì hết mụn? Cách chọn sữa rửa mặt hỗ trợ giảm mụn
Da dầu nên rửa mặt mấy lần một ngày? Cách rửa mặt đúng chuẩn
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !