Bệnh zona là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút varicella-zoster (VZV) gây ra (cùng một loại vi-rút gây ra bệnh thủy đậu). Nó thường gây tổn thươn đến một hạch thần kinh cảm giác trên bề mặt da dưới dạng mụn nước. Vậy bệnh zona có lây không, triệu chứng bệnh Zona như thế nào, hãy theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh để hiểu rõ hơn nhé !
1. Triệu chứng bệnh Zona
Bệnh zona thường ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. Đây thường là thắt lưng, ngực, bụng hoặc lưng. Các triệu chứng cũng có thể xuất hiện trên mặt và ở mắt, miệng, tai. Virus cũng có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng.
Bệnh zona thường ảnh hưởng đến một hạch thần kinh cảm giác đơn lẻ gần tủy sống, được gọi là hạch rễ. Đây là lý do tại sao các triệu chứng xảy ra ở các vùng cụ thể của cơ thể, thay vì khắp nơi. Cơn đau là kết quả của sự tổn thương đến dây thần kinh, chứ không phải do phát ban. Các triệu chứng có thể khác nhau về bản chất, tùy thuộc vào vị trí mà chúng xuất hiện trên cơ thể.
Triệu chứng Zona phổ biến nhất
Một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh zona bao gồm:
- Cơn đau âm ỉ, bỏng rát hoặc “gặm nhấm” liên tục. Hoặc có thể xảy ra một cơn đau buốt, nhói bất chợt rồi biến mất.
- Phát ban trên da giống như phát ban thủy đậu nhưng chỉ ảnh hưởng đến một số khu vực nhất định
- Mụn nước chứa đầy chất lỏng phát triển như một phần của phát ban
Các triệu chứng toàn cơ thể
Phát ban da phồng rộp có thể xuất hiện trong một hoặc nhiều dải riêng biệt với các dây thần kinh cảm giác của da. Các vị trí phổ biến cho việc này bao gồm: vùng ngực, lưng, bụng và quanh eo.
Vị trí của các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào lượng virus đang khu trú gây tổn thương.
Các triệu chứng Zona trên khuôn mặt
Nếu phát ban ảnh hưởng đến mặt, các triệu chứng thường chỉ xuất hiện ở một bên – thường là xung quanh một bên mắt và trán.
Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau trên da mặt
- Phát ban
- Yếu cơ
- Đau đầu
Một số triệu chứng Zona khác
Bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác, bao gồm:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Ớn lạnh
- Đau đầu
- Đau bụng
2. Các giai đoạn của bệnh Zona
Các triệu chứng thường tiến triển như sau:
- Đau, ngứa ran, ngứa và phát ban là những triệu chứng zona xuất hiện đầu tiên
- Các vết đỏ và mụn nước ngứa, chứa đầy dịch phát triển và tiếp tục như vậy cho 3–5 ngày.
- Các mụn nước có thể hợp lại, tạo thành một dải màu đỏ đặc, trông giống vết bỏng nặng. Những cái chạm nhẹ nhàng nhất có thể bị đau.
- Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến mô mềm dưới và xung quanh phát ban.
- Sau 7–10 ngày, các mụn nước khô dần và đóng vảy. Khi mụn nước biến mất, chúng có thể để lại sẹo nhỏ.
- Bệnh zona thường kéo dài khoảng 2-4 tuần. Hầu hết mọi người sẽ chỉ bị zona một lần. Tuy nhiên nó có thể tái phát ở một số trường hợp đặc biệt.
3. Bệnh zona có lây không?
Bệnh Zona không thể trực tiếp truyền bệnh cho người khác. Tuy nhiên, một người chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu có thể bị nhiễm vi-rút khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch trong mụn nước của người hiện đang bị bệnh zona. Nếu điều này xảy ra, và người đó chưa được chủng ngừa bệnh thủy đậu, họ sẽ phát bệnh thủy đậu trước, không phải bệnh zona.
Bệnh zona không lây lan qua ho hoặc hắt hơi. Chỉ tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ mụn nước có thể làm lây lan vi-rút. Do đó, việc “che phủ” các mụn nước làm giảm nguy cơ lây lan.
Điều quan trọng cần lưu ý là vi rút chỉ hoạt động từ khi mụn nước mới xuất hiện đến khi chúng khô lại và đóng vảy. Virus VZV không thể lây truyền trước khi mụn nước phát triển hoặc sau khi hình thành lớp vảy. Nếu một người không phát triển mụn nước thì vi rút không thể lây lan theo cách hiểu truyền thống.
Người bị bệnh zona cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây có thể giúp ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút:
- Bôi thuốc che lên vết phát ban (chẳng hạn như thuốc kháng virus acyclovir)
- Rửa tay thường xuyên
- Tránh chạm hoặc gãi vào vết phát ban
Người bị bệnh zona cũng cần tránh tiếp xúc với những đối tượng sau đây để hạn chế lây virus cho họ:
- Trẻ sinh non tháng hoặc nhẹ cân
- Những phụ nữ mang thai chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vacin thủy đậu
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu
- Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch/thuốc chống thải ghép
- Người bị HIV, lao phổi
Bài viết liên quan
Các bước skincare cho tuổi dậy thì đúng chuẩn
Sữa rửa mặt dành cho tuổi dậy thì được yêu thích nhất hiện nay
SỮA RỬA MẶT CHO DA DẦU MỤN TUỔI DẬY THÌ: BÍ MẬT CHO LÀN DA SẠCH KHOẺ
VỆ SINH VÙNG KÍN SAU SINH THƯỜNG: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHO MẸ BỈM SỮA
VỆ SINH VÙNG KÍN SAU MỔ: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT & CHỌN SẢN PHẨM PHÙ HỢP
Tại sao sáng ngủ dậy mặt nhiều dầu?
Cách nhận biết loại da mặt và phương pháp chăm sóc từng loại da
Cách khắc phục da dầu giảm mụn hiệu quả
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !