Thực phẩm là một phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp của sức khỏe làn da. Nếu một người có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng thì làn da của họ có thể chức năng bảo vệ tốt hơn. Bài viết này Dược Bắc Ninh sẽ giới thiệu cho bạn 14 loại thực phẩm có thể giúp hạn chế tình trạng da khô, cũng như một số loại thực phẩm nên tránh.
1. Gan động vật
Gan động vật là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin A. Điều này là do động vật thường có xu hướng tích trữ vitamin A trong gan. Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu để chống lại da khô vì nó có chứa retinoids và carotenoids (tiền chất của vitamin A).
Những đặc tính này sẽ tham gia vào một số con đường trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến da. Vitamin A có thể giúp phục hồi da bị tổn thương do tia UV và giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến.
2. Khoai lang
Một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào khác là khoai lang. Mỗi củ khoai lang nướng có vỏ chứa 1.403 mcg vitamin A.
Việc tiêu thụ vitamin A được giới hạn ở mức 3.000 mcg mỗi ngày. Nếu bạn tiêu thụ nhiều hơn mức này có thể có hại cho cơ thể.
3. Ớt đỏ ngọt
Ớt đỏ ngọt cung cấp một lượng lớn vitamin C. Vitamin C rất hữu ích trong việc chống lại da khô vì nó làm tăng đáng kể quá trình dưỡng ẩm cho da.
Ngoài ra, vitamin C còn bảo vệ da chống lại các tia UV có hại. Nó cũng làm tăng collagen trong da, làm giảm các tình trạng da liên quan đến tuổi tác như nếp nhăn, vết nám và da căng mịn hơn.
4. Quả kiwi
Quả kiwi cũng là một thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Một quả kiwi trung bình chứa khoảng 64 mg vitamin C.
Thiếu vitamin C có thể ảnh hưởng xấu đến da, dẫn đến đau khớp, giảm khả năng lành vết thương và thiếu sắt.
Ngoài ra vitamin C còn tham gia vào chức năng hydrat hóa và bảo vệ da, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể và tăng cường sức đề kháng.
5. Dầu gan cá
Dầu gan cá là một nguồn cung cấp vitamin D quan trọng. Một muỗng dầu cá có chứa tới 34 mcg vitamin D.
Có nhiều loại vitamin D khác nhau, trong đó 2 loại quan trọng nhất là vitamin D3 và vitamin D2. Vitamin D3 có thể ức chế tế bào sừng, đây yếu tố gây ra các tình trạng da khô như bệnh vẩy nến. Ngoài ra vitamin D cũng có thể làm giảm viêm , thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giúp chống lại tác động của tia UV.
6. Sữa đậu nành, hạnh nhân và yến mạch
Sữa đậu nành, hạnh nhân và yến mạch là những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung vitamin D dồi dào.
Một trong những tác dụng có lợi của vitamin D là chống viêm. Điều này có thể giúp da giữ độ ẩm và hydrat hóa.
7. Hạt hướng dương
Trong hạt hướng dương có chứa nhiều vitamin E. Vitamin E là một chất chống oxy hóa , và nó có thể giúp chiến đấu tác động xấu của tác hại của tia UV, chẳng hạn như da khô và sắc tố. Kết hợp nguồn vitamin E và nguồn vitamin C có thể giúp giảm viêm và đỏ da.
8. Hàu biển
Trong thịt hàu chứa nhiều yếu tố vi lượng là kẽm. Kẽm là một chất dinh dưỡng thiết yếu trongbảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Nó hạn chế lượng bức xạ xuyên qua da và có thể giúp da không bị khô.
Kết hợp nguồn cung cấp kẽm và vitamin C có thể giúp chống lại mụn trứng cá do cả hai đều có tác dụng kháng khuẩn.
9. Đậu nướng
Đậu nướng cũng là nguồn cung cấp kẽm dồi dào.
Ngoài việc dưỡng ẩm và cấp nước cho da, kẽm còn tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chữa lành vết thương và giúp điều trị tiêu chảy.
10. Cá ngừ vây vàng
Cá ngừ vây vàng là một nguồn cung cấp selen dồi dào.
Selen bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV bằng cách tăng hoạt động của các enzym trong da. Selen cũng hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh vẩy nến bằng cách tăng mức độ glutathione peroxidase ở những người bị tình trạng này.
12. Quả bơ
Trong quả bơ có chưa nhiều omega – 3. Omega – 3 là chất dinh dưỡng cơ thể không thể tự sản sinh được mà cần bổ sung 100% từ bên ngoài. Chế độ ăn ít omega-3 có thể giúp ích rất nhiều cho người bị da khô, có vảy và viêm da.
Việc tiêu thụ các chất bổ sung omega-3 trong thời gian 60 ngày làm giảm ngứa và cải thiện độ ẩm đáng kể cho da.
13. Trà xanh
Trà xanh có chứa nhiều EGCG giúp chống lão hóa, có thể dẫn đến tăng sắc tố da, khô da và các dấu hiệu tổn thương do tia UV khác gây ra.
Trà xanh có thể giúp tăng hàm lượng collagen và sợi elastin trong da và giảm stress oxy hóa. Điều này có thể dẫn đến làn da ẩm và mịn màng hơn.
14. Nghệ
Nghệ là một loại thực phẩm có thể giúp chống khô da. Curcumin, một hợp chất trong nghệ, có đặc tính chống lõa hóa, cải thiện tình trạng da khô rất tốt.
Một tổng quan đánh giá hệ thống năm 2019 đã chỉ ra rằng chất curcumin có thể giúp chống lại các tác động của bệnh vẩy nến và viêm da. Việc thoa curcumin tại chỗ cũng có thể giúp trị mụn trứng cá, vì hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn tốt.
Bài viết liên quan
Các bước skincare cho tuổi dậy thì đúng chuẩn
Sữa rửa mặt dành cho tuổi dậy thì được yêu thích nhất hiện nay
SỮA RỬA MẶT CHO DA DẦU MỤN TUỔI DẬY THÌ: BÍ MẬT CHO LÀN DA SẠCH KHOẺ
VỆ SINH VÙNG KÍN SAU SINH THƯỜNG: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHO MẸ BỈM SỮA
VỆ SINH VÙNG KÍN SAU MỔ: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT & CHỌN SẢN PHẨM PHÙ HỢP
Tại sao sáng ngủ dậy mặt nhiều dầu?
Cách nhận biết loại da mặt và phương pháp chăm sóc từng loại da
Cách khắc phục da dầu giảm mụn hiệu quả
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !