Bệnh mụn rộp và cách điều trị

Loading

Mụn rộp (herpes rộp môi, tên tiếng Anh là cold sore hay Herpes labialis) gây ra bởi một trong những virus phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến con người trên toàn thế giới. Loại virus gây ra bệnh này là virus herpes simplex (HSV), trong đó có hai chủng chính là: HSV1 và HSV2. HSV1 thường gây ra nhiễm xung quanh hoặc trong miệng, trong khi HSV2 gây nhiễm herpes đường sinh dục. Để hiểu rõ hơn về bệnh mụn rộp là gì, triệu chứng bệnh mụn rộp, các thuốc điều trị mụn rộp như thế nào, hãy theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh nhé!

I. Triệu chứng bệnh mụn rộp

Những triệu chứng như khó chịu, đau nhói dây thần kinh hoặc bị kích ứng (giai đoạn tiền triệu), có thể xuất hiện trên da trong 6-24 giờ trước khi xuất hiện những vết mụn rộp. Mụn rộp miệng xuất hiện cùng với sự hình thành những nốt rộp nhỏ trên vùng da bị viêm, đỏ và nổi lên. Bên trong vết rộp có thể là các chất tiết màu trắng. Các vết rộp bị vỡ ra nhanh chóng để lại vùng da tổn thương kèm tiết dịch và kết vảy vào khoảng ngày thứ 4 kể từ ngày xuất hiện. Khoảng 1 tuần sau đó, hầu hết các tổn thương sẽ lành lại.

Các vết mụn rộp miệng rất đau đớn và đó là một trong những yếu tố chẩn đoán quan trọng. Bệnh ung thư miệng đôi khi có thể xuất hiện với các biểu hiện tương tự như các vết mụn rộp. Tuy nhiên các tổn thương do ung thư thì thường ít đau hơn và thời gian phát bệnh khác so với mụn rộp. Nguyên nhân khác gây ra những vết loét mà không có cảm giác đau đó là nốt săng (loét) giang mai trong miệng (chancre of syphilis). Các nốt săng thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục nhưng cũng có thể xuất hiện ở môi. Tỷ lệ mắc giang mai đã tăng từ năm 1997 tại những thành phố lớn của châu Âu, Bắc Mỹ và Australia.

Khi một nốt mụn rộp miệng xuất hiện lần đầu tiên, nó có thể bị nhầm lẫn với bệnh chốc lở (impetigo). Chốc lở thường lan rộng hơn, không khởi phát kèm theo các nốt rộp và vết chốc lở thường có vảy màu mật ong. Chốc lở có xu hướng lan rộng để tạo thành những nốt mới và chúng không có xu hướng xuất hiện gần môi. Chúng ít phổ biến hơn bệnh rộp miệng và có xu hướng gặp ở trẻ em. Vì chốc lở cần phải điều trị bằng kháng sinh đường uống và thuốc bôi ngoài, vì thế tình trạng bệnh không thể điều trị bởi dược sĩ. Nếu có bất cứ nghi ngờ gì về nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này, bệnh nhân nên đến khám bác sĩ.

II. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mụn rộp

Các yếu tố như ánh nắng, gió, sốt (trong khi bị sốt nhiễm khuẩn như cảm và cúm), thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể suy nhược và chấn thương tại chỗ ở da là các yếu tố thúc đẩy sự khởi phát các nốt rộp miệng. Stress thể chất và cảm xúc cũng có thể là các yếu tố dẫn đến phát bệnh.

Mặc dù thường không thể tránh một cách hoàn toàn các yếu tố trên, nhưng những thông tin này vẫn có ích đối với người bệnh.

III. Điều trị bệnh mụn rộp

1. Thuốc kháng virus Aciclovir và penciclovir

Aciclovir dạng kem bôi và penciclovir dạng kem bôi là các thuốc kháng virus làm rút ngắn thời gian lành vết thương xuống nửa ngày đến một ngày và làm giảm cảm giác đau ở vết thương. Việc điều trị cần được bắt đầu ngay khi cảm nhận thấy các triệu chứng và trước khi các tổn thương xuất hiện. Một khi các tổn thương xuất hiện, thì hiệu quả điều trị trở nên kém hơn. Do đó, việc điều trị sẽ rất có ích với những bệnh nhân hay bị tái phát biết trước các nốt rộp miệng cũ của mình sẽ xuất hiện lúc nào. Những bệnh nhân như vậy có thể được khuyến cáo rằng họ nên sử dụng các phương pháp điều trị ngay khi họ cảm nhận được cơn đau nhói dây thần kinh hoặc biểu hiện ngứa đặc trưng báo trước sự xuất hiện của các nốt rộp miệng.

Aciclovir dạng kem bôi có thể dùng cho người lớn và trẻ nhỏ và có thể bôi 4 giờ/lần vào ban ngày và tối trước khi ngủ (khoảng 5 lần/ngày) lên vùng bị tổn thương trong khoảng 5 ngày. Nếu vết thương không lành, có thể điều trị tiếp 5 ngày nữa, sau đó nếu vết rộp miệng không lặn mất thì nên tìm sự tư vấn về y tế. Penciclovir kem bôi có thể dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và bôi 2 giờ/lần vào ban ngày và tối trước khi ngủ (khoảng 8 lần/ngày) trong vòng 4 ngày. Một vài bệnh nhân có biểu hiện như bị kim đâm thoáng qua hoặc cảm giác bỏng rát sau khi bôi kem. Vùng da được bôi kem có thể bị khô và tróc ra.

2. Các loại kem có tính chất dịu nhẹ

Giữ ẩm vết rộp miệng sẽ bảo vệ các nốt này khỏi bị khô và nứt dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát. Với những bệnh nhân thi thoảng bị rộp, loại kem dịu nhẹ có thể chứa chất khử trùng có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.

3. Miếng dán hydrocolloid

Cần dán miếng dán này ngay lập tức khi các triệu chứng xuất hiện và thay miếng dán khi cần thiết. Miếng dán hydrocolloid mỏng được sử dụng vì tác dụng làm lành vết thương của nó. Bằng chứng về hiệu quả của miếng dán đối với rộp miệng vẫn còn hạn chế.

4. Dùng kem chống nắng

Kem chống nắng (SPF 15 hoặc hơn) thoa quanh vùng môi khi bệnh nhân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (ví dụ khi đi trượt tuyết và đi biển) có thể là một biện pháp bảo vệ hữu dụng.

5. Các trị liệu bổ sung

Sản phẩm dưỡng chiết xuất bạc hà và dầu trà bôi lên các vết thương có thể có hiệu quả đối với cảm giác đau, khô và ngứa. Chưa có đầy đủ bằng chứng để đánh giá hiệu quả của những sản phẩm này trong việc làm lành vết thương, thời gian đóng vảy, mức độ nặng hoặc tỷ lệ tái phát. Ánh sáng năng lượng thấp, không nóng, bước sóng hẹp nằm trong vùng hồng ngoại có thể có tác

Bài viết liên quan

Dược Sĩ

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar

Đăng ký tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !