Dinh dưỡng là phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Ăn đúng các loại thức ăn trước, trong và sau điều trị có thể giúp người bệnh cảm thấy khoẻ hơn, tăng cường sức đề kháng. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh phải ăn uống đấy đủ thức ăn chứa dinh dưỡng hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh nhé !
I. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư
1. Biếng ăn
Biếng ăn là vấn đề thường gặp nhất. Nguyên nhân là do nỗi sợ hãi, đôi khi là do những tác dụng phụ của quá trình điều trị, những thay đổi về khẩu vị… Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng ở những người khác có thể lâu hơn. Dù với bất kỳ lý do gì, tình trạng biếng ăn cũng cần phải cải thiện.
2. Thay đổi khẩu vị
Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau nên những phương pháp sau đây chỉ có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khói chịu. Đó là súc miệng trước khi ăn; ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu và không nên ăn nhiều thịt đỏ; sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…
3. Khô miệng và giảm tiết nước bọt
Hoá trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ… có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý: nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tiết nước bọt hơn, tránh ăn nhiều đường; sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh; vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày; uống nhiều nước và uống từng ngụm mỗi vài phút…
4. Đau, nhiễm trùng hầu họng
Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng… thường hay gặp ở những bệnh nhân ung thư đang phải chịu xạ trị, hoá trị liệu hoặc đang có những vấn đề nhiễm trùng. Khi thấy đau răng miệng, đầu tiên nên gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chắc chắn rằng vấn đề đau ở đây là do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị chứ không phải do các bệnh răng miệng gây ra. Một số thực phẩm nhất định có thể kích thích nhiều hơn tình trạng răng miệng của chúng ta do gia vị cay nồng, cứng quá khó nuốt, do đó cần phải biết lựa chọn thực phẩm. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt; như trái cây mềm, phô mai, bún, mỳ, miến, sữa, bột ngũ cốc… Người bệnh cũng nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.
5. Buồn nôn và nôn
Đa phần bệnh nhân hoá trị liệu thường buồn nôn và nôn. Lời khuyên là nên cho người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…; ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng…
6. Ngại uống nước
Vấn đề uống nước cũng là vấn đề thường gặp. Người bệnh thường ngại uống nước. Nhưng với bệnh nhân ung thư, lời khuyên là nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày. Nước ở đây có thể là nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước… Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát, hạn chế những thức uống chứa cafein…
7. Táo bón
Táo bón cũng là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Một số gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa táo bón: ăn chế độ ăn nhiều chất xơ (lượng xơ khuyến cáo là 25-35g cho 1 người/ngày) và uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày; nên đi bộ và vận động thường xuyên…
8. Suy kiệt
Cuối cùng tình trạng nặng nề và phổ biến nhất trên đa số BNUT hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Suy kiệt là một hội chứng hao mòn khiến cơ thể mệt mỏi, yếu ớt và đặc trưng bởi tình trạng sụt cân do teo khối mỡ, teo khối cơ nặng và tăng dị hóa protein. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra. Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các khối cơ. Ngay cả các thuốc điều trị giúp làm giảm bớt các triệu chứng của ung thư nhưng những tác dụng phụ có thể gây ra sụt cân. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của BNUT.
Theo thống kê, con số 30% BNUT chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Một số dấu hiệu suy kiệt trong ung thư: BMI <18,5 kg/m2, albumin máu < 3,5 g/ml, cân nặng giảm <20% cân năng tiêu chuẩn, teo cơ.
II. Nguyên tắc chăm sóc dinh dưỡng
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Muốn có đủ sức khỏe để chống chọi với căn bệnh và quá trình điều trị nặng nề, muốn hạn chế biến chứng và tác dụng phụ của phương pháp điều trị ở mức thấp nhất có thể, muốn có chất lượng sống tốt để ngăn ngừa tái phát khi bệnh đã điều trị khỏi, bệnh nhân cần phải có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đúng cách và phù hợp với từng giai đoạn điều trị theo những nguyên tắc cơ bản sau:
1. Đảm bảo chế độ ăn đủ năng lượng, đạm, nước và các chất
Nhu cầu năng lượng: 25-30kcal/kg/ngày. Nhu cầu đạm 1,5-2g/kg/ngày.
Nhu cầu nước 1ml/kcal/ngày (cộng với lượng nước mất bất thường)
Khi điều trị bệnh nhân sẽ mệt mỏi, chán ăn, cần chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (6-12 cữ), nên ăn nhiều vào bữa sáng (1/3 năng lượng cả ngày) và chia nhỏ các bữa ăn tiếp theo. Chọn thức ăn giàu năng lượng, giàu đạm, uống nhiều nước, đặc biệt những thức uống có chứa dưỡng chất, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt) , thức ăn nghiền… và nên đa dạng hoá thức ăn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn…giúp bệnh nhân ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.
2. Lựa chọn thức ăn không làm nặng thêm triệu chứng hiện có
Điều trị ung thư, đặc biệt ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng… làm ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa, nên 1 số thói quen ăn uống sẽ bị thay đổi. Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy khi uống sữa trong khi trước đó bệnh nhân không bị, mau cảm thấy đầy bụng, nôn khi ăn vài loại thức ăn… Do đó bệnh nhân nên ghi chép, ghi nhớ lại những thức ăn gây khó chịu để không ăn nữa và tập ăn lại khi thấy khỏe hơn, trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để có hướng dẫn cụ thể hơn.
3. Tăng cường hệ miễn dịch lên mức tối ưu
Khi hóa trị, một lượng lớn tế bào máu gồm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu bị suy giảm, do đó khả năng đề kháng cơ thể với môi trường ngoài cũng yếu đi. Hiện chưa có thức ăn nào được chứng minh làm tăng bạch cầu nhưng có 1 số thực phẩm chức năng giúp làm tăng tốc độ lưu thông bạch cầu, giúp bổ sung những chất cần cho quá trình tổng hợp bạch cầu. Chất này thường chỉ định cho bệnh nhân suy dinh dưỡng trước mổ hay có biến chứng nhiễm trùng hay vết thương không lành sau mổ bao gồm: omega 3, kẽm, glutamin, arginin và vitamin C.
4. Vận động thể lực, kiểm soát cân nặng chuẩn
Vân động thể lực kiểm soát cân nặng luôn cần chú ý ngay cả khí đnag trong quá trình điều trị. Tập thể dục giúp cải thiện sự ngon miệng, giúp mau tiêu hóa thức ăn, tăng nhu ddoognj ruột, giúp tinh thần thư giãn, giúp tăng tạo khối cơ, giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, hô hấp, tim mạch. Có thể tập nhiều lần trong ngày, mỗi lần 5-10 phút tùy theo sức khỏe hiện có. Trong giai đoạn hồi phục chế độ luyện tập nên được đẩy lên cao hơn với mục đích kiểm soát cân nặng và nagwn ngừa tái phát, tối thiểu tập 30 phút cường độ vừa và mức độ 5 lần/tuần.
5. Điều trị những triệu chứng ảnh hưởng dinh dưỡng
Những dấu hiệu như cảm giác đau, nôn hay buồn nôn tiêu chảy hay táo bón … nếu được kiểm soát tốt bằng thuốc, việc ăn uống sẽ thuận lợi hơn. Đôi khi tác dụng phụ hay biến chứng của phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị có thể kiểm soát tốt bằng thuốc, nên khuyên bệnh nhân không ngần ngại nói chuyện với bác sĩ điều trị để được cho thuốc cũng như tư vấn về chế độ ăn.
6. Nuôi ăn đường tĩnh mạch
Đây là cách dinh dưỡng mà bệnh nhân và bác sĩ rất ưa dùng. Tuy nhiên dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch không thể thay thế đường tiêu hóa vì nhiều lý do như Lfm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng, niêm mạc ruột bị hủy hoại không hồi phục, hạn chế vận động, chi phí tốn kém. Vai trò của dinh dưỡng tĩnh mạch giai đoạn cuối chưa được chứng minh rõ ràng.
III. Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư
1. Đạm
Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm…từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.
2. Tinh bột
Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
3. Chất béo (Lipid)
Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
4. Rau quả
Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao…sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hơn thế nữa, nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Bài viết liên quan
Bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao ?
Dung dịch vệ sinh cho tuổi dậy thì loại nào tốt?
Cách khắc phục lỗ chân lông to ở mặt
Dung dịch vệ sinh phụ nữ bác sĩ khuyên dùng
Da hỗn hợp thiên dầu nên dùng gì? Cách chọn sản phẩm phù hợp cho da hỗn hợp
Da hỗn hợp là gì? Hướng dẫn chăm da hỗn hợp đúng cách
Dùng sữa rửa mặt bao lâu thì hết mụn? Cách chọn sữa rửa mặt hỗ trợ giảm mụn
Da dầu nên rửa mặt mấy lần một ngày? Cách rửa mặt đúng chuẩn
Dược Sĩ
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Baniphar
Đăng ký tư vấn miễn phí
Vui lòng để lại thông tin bên dưới, Dược Sĩ của Baniphar sẽ tư vấn bệnh lý cùng bạn !