Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì? Nguyên nhân? Cách điều trị?

Loading

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay là một chứng bệnh phổ biến trên thế giới và đang có xu hướng tăng mạnh ở Việt Nam. Một trong những lý do được các chuyên gia lý giải là do những thay đổi về lối sống, chế độ dinh dưỡng, tăng cân,.. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay là một chứng bệnh phổ biến trên thế giới và đang có xu hướng tăng mạnh ở Việt Nam. Một trong những lý do được các chuyên gia lý giải là do những thay đổi về lối sống, chế độ dinh dưỡng, tăng cân,.. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé !

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày – thực quản là sự trào ngược các thành phần trong dạ dày vào thực quản một cách không tự ý. Đa số các trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ, ít khi xuất hiện nên thường bị bỏ qua, không đi khám bệnh. Tuy nhiên đối với những trường hợp có triệu chứng dai dẳng kéo dài từ mức độ trung bình đến nặng thì có thể dẫn tới biến chứng thực quản nặng.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy khi khi các yếu tố bảo vệ bị suy yếu hoặc các yếu tố tấn công được tăng cường thêm:

– Suy yếu các yếu tố bảo vệ:

  • Giảm trương lực cơ vòng thực quản dưới => Dòng trào ngược tự do hoặc bắt buộc (dạ dày quá căng, thay đổi tư thế).
  • Nhu động thực quản giảm hoặc không thường xuyên => Tăng thời gian tiếp xúc giữa acid và niêm mạc thực quản. Gặp trong trường hợp: ngủ, xơ cứng bì, hội chứng Raynaud…
  • Thức ăn ở dạ dày lâu: ăn nhiều đạm, liệt nhẹ dạ dày, hẹp môn vị…

– Tăng các yếu tố tấn công:

  • Thể tích dạ dày tăng: sau ăn, ứ đọng dạ dày do giảm co bóp, hẹp – tắc môn vị, tăng tiết acid.
  • Áp lực dạ dày tăng: béo phì, có thai, cổ chướng…Yếu tố thuận lợi: tư thế nằm hoặc cúi.

2. Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân trào ngược từ cơ quan thực quản

Bình thường, cơ vòng thực quản dưới chỉ giãn ra khi nuốt, sau đó sẽ đóng kín để ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược vào thực quản. Tuy nhiên khi nhóm cơ có thắt dưới thực quản bị rối loạn trương lực cơ sẽ làm cho những cơ này bị yếu đi. Điều này tạo điều kiện giúp cho dịch vụ dạ dày có thể vượt qua cơ vòng thực quản để trào ngược lên vùng thực quản.

Nguyên nhân trào ngược tại dạ dày

– Thức ăn không được tiêu hóa, tồn đọng trong dạ dày: một số tình trạng bênh lý như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị,… làm chậm quá vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng dẫn đến làm tăng áp lực trong lòng dạ dày. Điều này làm cho thức ăn trong dạ dày dễ bị trào ngược lên hơn.

– Tăng áp lực đột ngột trong ổ bụng có thể làm cho thức ăn bị trào ngược lên thực quản. Tình trạng này có thể xảy khi khi ho, hắt hơi hoặc làm việc gắng sức.

Nguyên nhân trào ngược do thoát vị cơ hoành:

Khi bị thoát vị cơ hoành làm cho cơ hoành và co thắt dưới thực quản không phối hợp được với nhau sẽ tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên.

Một số nguyên nhân khác gây trào ngược 

– Stress: khi cơ thể bị stress sẽ tăng tiết hormon cortisol, tăng có bóp dạ dày đẩy thức ăn cùng dịch vị lên thực quản.

– Chế độ ăn uống: ăn quá no, ăn đêm, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hoa quả có tính acid mạnh (cam, quýt, chanh,…) sẽ gây áp lực cho cơ thắt dưới thực quản, làm cho nhóm cơ này bị yếu, đóng mở bất thường. Điều này dễ làm cho thức ăn trong dạ dày có thể trào ngược lên.

– Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ co thắt thực quản dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hơn.

– Yếu tố bẩm sinh: bệnh nhân sinh ra đã có cơ co thắt thực quản yếu, thoát vị cơ hoành hay có cấu tạo dạ dày bất thường,…

3. Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

– Cảm giác bỏng rát sau xương ức giữa ngực, khó chịu, đỡ đau khi ngồi dậy hoặc nâng cao đầu. Các triệu chứng này rất dễ nhầm với các triệu chứng bệnh tim mạch

– Ợ hơi, ợ chua: các triệu chứng này xay ra rất phổ biến, đặc biệt là sau ăn no, khó tiêu, nghỉ ngơi. Người bệnh thường cảm nhận được vị chua trong miệng khi ợ lên.

– Ăn không ngon, nuốt cảm giác có vật cản ở cổ họng: cảm giác đắng miệng này nguyên nhân là do dịch vị dạ dày trào ngược lên gây ra. Trong quá trình trào ngược lên, dịch vị còn làm sưng, phù nề niêm mạc thực quản làm cho việc nuốt thức ăn khó khăn, cảm giác ăn không ngon, chán ăn.

– Ho, viêm họng, tiết nước bọt nhiều: acid dịch vị dạ dày gây ra phản xạ tự nhiên tiết nhiều nước bọt, kích nước niêm mạc vùng hầu họng gây ho, khản tiếng.

4. Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản

Biến chứng gây hẹp thực quản

Biến chứng này thường gặp ở người lớn tuổi, người mắc trào ngược dạ dày thực quản mạn tính. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện khó nuốt dần lên, viêm phù nề thực quản. Biến chứng này thường này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Biến chứng gây Barrett thực quản

Barrett thực quản là biến chứng quan trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các tế bào lót ở vùng thực quản bị biến đổi màu sắc, cấu trúc. Những người bị Barrett thực quản <3 cm có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người từ 3-5 lần. Trong khi đó nếu Barrett thực quản > 3cm thì có nguy cơ mắc ung thư cao gấp vài chục lần người bình thường.

Biến chứng gây ung thư thực quản

Ung thư thưc quản là biến chứng hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng. Nó thường là hậu quả cuối cùng sau một thời gian dài bệnh trào ngược mạn tính. Lúc này bệnh nhân sẽ có triệu chứng nuốt nghẹn, trớ, đau sau xương ức, cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho khạc liên miên, đau ngực, toàn thân gầy sút, da khô sạm.

Do đó khi phát hiện ra bệnh thì cần điều trị sớm và triệt để, điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao và người bệnh càng ít bị biến chứng.

5. Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào ?

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng Curcumin theo Đông y

Curumin là hoạt chất có trong tự nhiên được chiết xuất , mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Curcumin đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Sau đây là cách sử dụng curcumin để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản các bạn có thể tham khảo:

Lấy 1g (1 muỗng gạt) Curcumin trộn với 2 thìa mật ong, đánh nhuyễn rồi pha với nước ấm. Hoặc có thể pha với sữa tươi, sữa chua, sữa ong chúa…tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi người.

Điều trị nội khoa trào ngược dạ dày thực quản theo Tây y

Thuốc ức chế bơm proton (PPI): đây là nhóm thuốc cơ bản dùng để giảm triệu chứng nhanh, đáp ứng tốt, liền vết sẹo nhanh. Một số thuốc nổi bật trong nhóm này phải kể đến như: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole,…Khi sử dụng kéo dài nhóm thuốc này thì có thể gặp phải một số tác dụng phụ thường gặp như: tiêu chảy, táo bón, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Điều trị ngoại khoa trào ngược dạ dày thực quản

Trong trường hợp điều trị theo cả Đông y và Tây y không đủ hiệu quả thì phương pháp điều trị phẫu thuật. Tiến hành phẫu thuật làm một cái van dạ dày ở quanh phần thực quản thấp. Phương pháp phẫu thuật này có hiệu quả chống trào ngược lên đến 80-90%. Tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn rủi ro di chứng sau mổ như: chướng hơi, khó nuốt, không ợ được.

Những điều nên làm và cần tránh đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nên làm Tránh làm
  • Các sản phẩm từ tinh bột: bột ngũ cốc, bột yến mạch, các loại bánh mì,..
  • Ăn nhiều các chất đạm dễ tiêu có trong thịt vịt, thịt lợn nạc, thịt lợn thăn,…
  • Bổ sung chất xơ có chứa trong các loại đậu như: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan,…
  • Ăn nhiều sữa chua: trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, tạo cảm giác ngon miệng. Không nên dùng sữa chua khi đói bụng.
  • Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ chữa trị truyền thống như: Nghệ, mật ong,…
  • Tập thể dục thể thao, hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo,…
  • Ăn quá no, thức khuya, nằm sau khi ăn, mặc quần áo chật,…
  • Sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Ăn đồ ăn nhanh, chiên nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn,…
  • Sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng axit cao như: Đồ ăn cay nóng, nước ngọt có ga, các loại quả như chanh, quất, dứa,…
  • Sử dụng thuốc làm giảm áp lực cơ thắt dưới như: theophylline, thuốc chẹn bêta, chẹn alpha, ức chế calci, các dẫn chất nitré, các thuốc chống tiết cholin, chống parkinson, thuốc an thần
  • Tránh dùng thuốc aspirin, các thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs)

 

Bài viết liên quan

Pharmacist Hung

Pathology consultant of Baniphar

Sign up for a free consultation

Please leave your information below, Pharmacist Hung of Baniphar will give you medical advice!