Ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân do đâu?

Loading

Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính khá phổ biến hiện nay, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh và những thói quen không tốt cho sức khỏe. Khả năng tử vong là rất cao nếu khối u đã di căn. Do vậy chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về căn bệnh ung thư dạ dày này là gì và có những nguyên nhân nào có thể dẫn tới ung thư dạ dày để có những biện pháp phòng tránh ngay từ sớm. Hãy cùng Dược Bắc Ninh tìm hiểu nhé !

1. Bệnh ung thư dạ dày là gì

Ung thư dạ dày là những tổn thương ác tính phát triển thành khối u ở dạ dày. Ung thư dạ dày đa phần xuất hiện trên những ổ loét tồn tại lâu ngày.

Hang môn vị và bờ cong bé và hai vị trí có tỉ lệ xuất hiện ung thư cao nhất ở dạ dày. Nguyên nhân là do các ổ loét nằm ở 2 vùng này rất khó liền, thiếu máu nuôi dưỡng nên hai vùng này dễ xuất hiện nhiều ổ loét, lâu ngày thành mạn tính và nguy cơ phát triển thành ung thư cao.

Bệnh ung thư dạ dày

2. Nguyên nhân ung thư dạ dày do đâu?

2.1. Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Vi khuẩn HP tạo ra các vết loét, ổ loét sau đó tiến triển thành khối u ác tính. Vi khuẩn này dễ bị lây truyền qua đường tiêu hóa trong gia đình, tỷ lệ tái nhiễm cao.

Khuyến cáo từ các chuyên gia nên định kì 6 tháng kiểm tra nội soi dạ dày để phát hiện vi khuẩ HP và có phương pháp điều trị kịp thời.

2.2. Polyp tuyến dạ dày

Polyp dạ dày là những khối u lồi phát triển bất thường hình thành trên lớp lót dạ dày. Khối u này có thường là hình tròn hoặc hình elip.

Nếu chỉ có 1 polyp thì nên cắt bỏ sớm để tránh tiến triển thành ung thư. Nếu mắc đa polyp qua nội soi không thể thấy hết thì có thể cắt dạ dày dự phòng ung thư dạ dày.

2.3. Tiền sử cắt dạ dày một phần do loét

Bệnh nhân bị thủng hoặc chảy máu dạ dày do loét thường được cắt 2/3, 4/5 hoặc 5/6 dạ dày sau đó cần thiết lập lại lưu thông tiêu hóa cho BN bằng cách nối đoạn phần trên và phần dưới hỗng tràng.

Chỗ kết nối được gọi là miệng nối có nguy cơ viêm loét và tiến triển thành ung thư rất lớn. Do đó các chuyên gia khuyến cáo rằng những đối tượng bệnh nhân có tiền sử cắt dạ dày một phần do loét cần được kiểm tra miệng nối bằng nội soi định kỳ 6 tháng – 1 năm.

2.4. Nhóm máu A

Các kháng nguyên quyết định nhóm máu A có thể liên kết với 1 số gen đột biến tế bào gây nguy cơ ung thư dạ dày.

2.5. Yếu tố di truyền

Gia đình có người bị ung thư dạ dày có tỷ lệ cao gấp 2-4 lần các gia đình khác.

2.6. Chế độ ăn nhiều Nitrat

Nitrat có nhiều trong thịt, muối, thịt hun khói, thức ăn đóng hộp. Nitrat vào dạ dày sẽ được chuyển thành nitrit → liên kết với các amin bậc 2, 3 tạo thành nitrosamin là chất đã được chứng minh có khả năng gây ung thư dạ dày.

2.7. Hút thuốc lá, béo phì

Không phải yếu tố nguy cơ chính nhưng có thể làm gia tăng các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, góp phần đẩy nhanh tiến triển bệnh lý ác tính từ các bệnh lý nền.

 

Bài viết liên quan

Pharmacist Hung

Pathology consultant of Baniphar

Sign up for a free consultation

Please leave your information below, Pharmacist Hung of Baniphar will give you medical advice!