Đau tức ngực, khó thở và ho ra đờm có màu bất thường là 3 dấu hiệu rất đáng lo ngại cho sức khỏe đường hô hấp. Để hiểu rõ hơn các triệu chứng này và các nguyên nhân có thể gây ra, hãy theo dõi bài viết sau đây của Dược Bắc Ninh nhé!
I. Đau ngực
1. Nguyên nhân tại đường hô hấp
Đau như dao đâm là đặc trưng trong viêm màng phổi; đau cục bộ và tăng thêm khi hít thở hay ho. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng đường hô hấp và có thể liên quan đến viêm phổi dưới. Ngoài ra một số ít trường hợp có thể do nhồi máu phổi (cục máu đông từ tuần hoàn chung có thể vỡ ra; 1 phần di chuyển theo lòng mạch tới động mạch phổi và gây tắc động mạch phổi).
Đau ngực trong viêm màng phổi có thể phát sinh do sự căng cơ giữa các xương sườn sau khi ho, hoặc cũng có thể do nứt, gãy xương sườn sau chấn thương hoặc một cơn ho cấp nguy hiểm. Một nguyên nhân gây đau ngực ít phổ biến khác có thể do tràn khí màng phổi, do một “lỗ rò rỉ” ở phổi gây ra tràn khí.
Giai đoạn đầu của nhiễm virut cấp gây viêm khí quản, phần trước ngực phía trên rất đau. Nhiễm virut có thể kết hợp với tình trạng đau cơ không đặc hiệu.
2. Nguyên nhân ngoài đường hô hấp
2.1 Ợ chua
Nguyên nhân do acid dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản qua tâm vị . Cảm giác đau như bỏng rát, đau ngược lên phía cổ họng. Thỉnh thoảng, cảm giác cực kì đau, như cơn đau tim giả.
2.2 Đau tim
Cơn đau thắt ngực điển hình được mô tả âm ỉ, đau như kim châm, đau như bóp nghẹt trước ngực. Đau từ giữa ngực, lan xuống 1 hoặc cả 2 cánh tay. Đôi khi đau lan cả lên cổ. Đau tăng lên khi hoạt động thể lực, giảm đi khi nghỉ ngơi. Đau thắt ngực có thể do một biến cố mạch vành như nhồi máu cơ tim, các biểu hiện tương tự như trên nhưng đau nặng và kéo dài hơn; có thể xảy ra cả khi nghỉ ngơi.
2.3 Lo âu
Lo âu là một nguyên nhân thường gặp gây đau ngực; có thể do tăng thông khí phổi. Chẩn đoán trong trường hợp này khó khó khăn do tình trạng tăng thông khí có thể biểu hiện không rõ ràng.
3. Khó thở
Khó thở có thể do bệnh lí tim mạch hay hô hấp; có thể khó chẩn đoán phân biệt. Khó thở thường báo hiệu bệnh đang có chiều hướng diễn biến nghiêm trọng, mặc dù đôi khi cũng có thể do lo lắng quá mức.54
4. Nguyên nhân do hô hấp
4.1 Hen suyễn
Độ tuổi hay mắc hen đa phần là thanh thiếu niên hoặc trung niên,thỉnh thoảng có thể gặp ở người cao tuổi. Dấu hiệu đặc trưng của hen phế quản bao gồm khó thở kèm theo khò khè, một số trường hợp hen nhẹ có thể chỉ có ho thường xuyên về đêm. Ngoài cơn hen, bệnh nhân thở bình thường. Cơn hen thường xảy ra sau nhiễm virut, cảm lạnh. Ở một số bệnh nhân, tình trạng bệnh diễn biến xấu đi vào mùa viêm mũi dị ứng, một số nặng thêm do hít phải lông thú hay khói bụi. Khó thở thường về đêm.
4.2 Viêm phế quản mạn và khí phế thũng
Nguyên nhân thường do hút thuốc lá, gây khó thở tường xuyên. Khó thở tăng khi gắng sức, sau ho. Tình trạng bệnh cũng nặng hơn khi viêm, nhiễm trùng phát triển. Cùng với đó là tăng tiết đờm đặc dính, có màu.
5. Nguyên nhân tim mạch
Suy tim
Suy tim có thể tiến triển dần dần hoặc kịch phát (thường vào nửa đêm). Suy tim (nhồi máu cơ tim), có thể gây khó thở thường xuyên; đi kèm là tình trạng phù nề các mắt cá chân và hay gặp ở người cao tuổi. Khó thở đột ngột trong suy thất trái cấp tính; bệnh nhân cảm giác khó thở dữ dội, phải ngồi thẳng đậy để thở; có thể kèm theo ho có đờm lẫn bọt rõ ràng.
6. Các nguyên nhân khác
Hội chứng tăng thông khí phổi
Hội chứng tăng thông khí phổi phát sinh khi tình trạng hô hấp quá mức so với nhu cầu của cơ thể. Dấu hiệu thường gặp là khó thở; BN than phiền rằng khó thở sâu. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân hoảng loại nhưng không nguy hiểm. Đi kèm với đó là các triệu chứng khác như ngứa ran ở tay và bàn chân, tê xung quanh miệng, chóng mặt và nhức mỏi cơ bắp khác nhau. Tình trạng này cũng có thể xảy ra do lo âu quá mức.
II. Thở khò khè
Có thể nghe thấy tiếng thở khò khè trong cuống họng ở đường hô hấp dưới và ít gây hậu quả. Ngoài ra tiếng thở khò khè có thể phát ra từ phổi. Ở giai đoạn muộn, thường kèm theo khó thở.
1. Khò khè mạn tính
Bệnh thở khò khè mạn tính thường mắc ở trẻ sơ sinh; nguyên nhân do nhiễm virut và hoàn toàn khác với viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi. Nhiễm trùng này có thể tự khỏi, nhưng yêu cầu cần chẩn đoán chính xác. Trẻ có tiền sử tái mắc bệnh thở khò khè nhiều lần rất dễ tiến triển thành hen.
2. Hen suyễn
Thở khò khè là một dấu hiệu đặc trưng của hen phế quản và kèm theo đó là tình trạng khó thở. Tuy nhiên trong trường hợp hen nhẹ, các triệu chứng này không biểu hiện rõ và bệnh nhân có thể chỉ bị ho. Nguy hiểm nhất, khi bệnh nhân lên cơn hen cấp, thông khí phổi hạn chế tới mức không nghe rõ tiếng thở khò khè.55
3. Tim mạch
Thở khò khè có thể là triệu chứng gợi ý đến khó thở do suy tim.
III. Đờm
Đờm có thể đặc hay loãng, trong hay có màu. Đờm là chất tiết từ phổi do ho khạc ra và không lẫn với nước dãi hay dịch tiết niêm mạc mũi.
1. Viêm phế quản
Trong bệnh viêm phế quản mãn tính hay ở người hút thuốc lá thường xuyên thường ho khạc đờm đặc và trong. Đó là chất nhầy tự nhiên, được mô tả có màu trắng, xám hoặc trong và có lẫn màu đen. Viêm phế quản mãn tính sẽ trở nên trầm trọng hơn do thường xuyên tái đi tái lại viêm nhiễm, khi ấy, cơ thể sẽ tăng tiết đờm, đờm chuyển sang có màu vàng hoặc xanh.
2. Viêm phổi
Trong nhiều bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác cũng có thể xuất hiện đờm có màu ví dụ như viêm phổi. Đờm có màu gỉ sắt là đặc trưng trong viêm phổi (viêm phổi thùy) do phế cầu.
3. Tim mạch
Đờm đặc và trong có thể là dấu hiệu gợi ý đến suy tim (suy thất trái). Đó là kết quả của sự phù nề các mao mạch phổi, và khiến cho bệnh nhân thường thức giấc do khó thở vềđêm.
4. Ho ra máu
Ho ra đờm có lẫn máu luôn luôn là dấu hiệu cảnh báo. Vết máu nhỏ có thể là kết quả do vỡ mao mạch gây ra bởi ho và không nguy hiểm. Tuy nhiên, đó cũng có thể là một triệu chứng của bệnh nguy hiểm như ung thư phổi hay lao phổi, và luôn nên cần được kiểm tra.Thỉnh thoảng, ho ra máu xảy ra sau chảy máu cam và không phải là hậu quả.
Tham khảo sản phẩm Curcumin nguyên chất Baniphar giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp
Bài viết liên quan
8 loại gia vị giúp tăng cường sức đề kháng
Tình trạng hậu Covid ở trẻ em và những điều cần lưu ý
9 loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và 3 loại nên tránh
Tăng cường hệ miễn dịch khi bị nhiễm virus Covid-19 bằng Curcumin
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ HẬU COVID
Phương pháp điều trị COVID-19 mới từ Curcumin
Pharmacist Hung
Pathology consultant of Baniphar
Sign up for a free consultation
Please leave your information below, Pharmacist Hung of Baniphar will give you medical advice!